Độc đáo Lễ hội Háu Đoong của người Giáy

15:26 | 05/07/2022

Lễ hội Háu Đoong của người Giáy cầu mong mọi người khỏe mạnh, may mắn; cầu cho cây trồng, vật nuôi phát triển, không bị sâu bệnh; kinh tế phát triển, mọi nhà ấm no, hạnh phúc.


Hàng năm, sau ngày Tết Nguyên đán cổ truyền, người Giáy thường tổ chức các lễ hội như: Tú Ti, Láng Na, Háu Đoong. Trong đó, Lễ hội Háu Đoong được tổ chức một năm hai lần, vào ngày 3/3 và 6/6 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Háu Đoong theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng, để cầu mong mọi người khỏe mạnh, may mắn; cầu cho cây trồng, vật nuôi phát triển, không bị sâu bệnh và cầu cho mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no, hạnh phúc. Phong tục này đậm nét nhân văn, giáo dục mỗi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Lễ hội Háu Đoong năm 2022 của đồng bào Giáy tại phường Quyết Thắng, TP Lai Châu

Lễ cúng thần rừng của dân tộc Giáy được tổ chức lúc trời đất giao hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở. Trong lúc cúng rừng, phụ nữ sẽ không được vào khu vực cúng. Sau lễ cúng sẽ tổ chức bữa cơm cộng đồng và thống nhất thời gian cấm bản, mọi người không đi lao động sản xuất từ 2 – 3 ngày.

Ở phần hội, người dân và du khách cùng tham gia các hoạt động đặc trưng của đồng bào Giáy với nhiều trò chơi dân gian, môn thi đấu độc đáo như bắn nỏ, thi giã bánh giầy, thi cắt phở, kéo co, tó má lẹ, nhảy bao bố, bịt mắt đánh chiêng, bịt mắt bắt vịt…

Tại tỉnh Lai Châu, người Giáy sinh sống rải rác tại 8/8 huyện, thành phố với dân số khoảng 14.000 người, chiếm 3,09% dân số toàn tỉnh. Trong đó, thành phố Lai Châu là địa phương có đông người dân tộc Giáy sinh sống nhất và tập trung ở phường Quyết Thắng, xã San Thàng.

Năm 2022, Lễ hội Háu Đoong của đồng bào Giáy tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Trước khi thầy mo làm lễ, ngay từ sáng sớm đại diện các gia đình đến quét dọn địa điểm cúng và mổ lợn, gà làm lễ. Lễ vật cúng rừng là một con lợn từ 20 – 30kg và từ 3 đến 5 con gà.

Một số hình ảnh về Lễ hội Háu Đoong năm 2022 của đồng bào Giáy tại phường Quyết Thắng, TP Lai Châu. Nguồn: VOV

Lễ cúng thần rừng của dân tộc Giáy có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn trong rừng và mỗi người dân đều phải có trách nhiệm, tự nguyện bảo vệ rừng

Đàn ông thi giã bánh dày tại Lễ hội

Người phụ nữ thể hiện sự khéo léo trong phần thi cắt bánh phở

Những chiếc bành dày truyền thống không thể thiếu trong Lễ hội Háu Đoong

T.Toàn

Nguồn Báo Công luận

https://congluan.vn/doc-dao-le-hoi-hau-doong-cua-nguoi-giay-post202475.html#p-3

 


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam