Hoá thạch 8 triệu năm giải mã nhiều bí ẩn về gấu trúc

11:48 | 04/07/2022

Các nhà khoa học Trung Quốc đã giải mã nhiều bí ẩn về loài gấu trúc nhờ phát hiện hóa thạch có niên đại khoảng từ 6 đến 8 triệu năm trước.


Các hoá thạch thuộc về họ hàng cổ đại hiện đã tuyệt chủng của gấu trúc có tên Ailurarcto, được phát hiện ở TP Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

Từ các hoá thạch này các nhà khoa học đã giải mã tại sao gấu trúc lại “ăn chay trường” và tổ tiên của nó vốn có “ngón tay cái giả” khác hiện nay.

Hoá thạch được tìm thấy bao gồm một ngón tay cái giả dài hơn ngón tay cái của gấu trúc hiện đại. Hơn nữa, ngón tay hoá thạch cũng không có phần để móc vào bên trong như gấu trúc ngày nay. Sở dĩ tiến hoá như ngày nay vì nó phải “chịu gánh nặng đáng kể của trọng lượng cơ thể” – các nhà khoa học lý giải.

Ngoài ra, hoá thạch còn một xương cổ tay to ra rất nhiều được gọi là xương vừng xuyên tâm. Xương vừng là các cấu trúc xương nằm trong gân, thường gặp ở bàn tay, bàn chân các vị trí gần khớp.

Một con gấu trúc trưởng thành có thể ăn 45 kg tre mỗi ngày. Ảnh: NDTV.

Việc phát hiện ra hóa thạch này đã giúp các nhà nghiên cứu giải đáp bí ẩn về cách loại gấu trúc phát triển “ngón tay cái giả” và trở thành loài “ăn chay trường” duy nhất trong họ nhà gấu.

Các hoá thạch cũng là bằng chứng lâu đời nhất được biết đến về ngón tay cái giả của gấu trúc khổng lồ hiện đại. Ngón tay giả này cho phép gấu trúc dễ dàng kẹp và bẻ gãy những thân tre.

“Gấu trúc khổng lồ là trường hợp hiếm hoi của một loài ăn thịt lớn có đường tiêu ngắn và quá trình tiến hoá nó đã trở thành loài động vật chỉ ăn thực vật” – theo Wang Xiaoming, người phụ trách sinh vật có xương sống cổ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Los Angeles – Mỹ.

“Ngón tay cái giả ở Ailurarctos lần đầu tiên cho thấy thời gian và các bước trong quá trình tiến hoá từ động vật ăn thịt sang chủ yếu ăn tre của gấu trúc” – Wang Xiaoming nói thêm.

Các nhà nghiên cứu cho biết trong khoảng một thế kỷ ngón tay cái giả của gấu trúc hoạt động tương tự như ngón tay cái của con người. Tuy nhiên, việc thiếu bằng chứng hóa thạch đã để lại những câu hỏi chưa được giải đáp về cách thức và thời điểm gấu trúc tiến hóa xuất hiện ngón tay cái giả. Lưu ý thêm rằng ngón tay cái giả không được thấy ở bất kỳ loài gấu nào khác.

“Mặc dù ngón tay cái giả của gấu trúc khổng lồ trông không bắt mắt và cũng không khéo léo nhất. Thế nhưng ngay cả một cục u nhỏ nhô ra ở cổ tay cũng có thể là một trợ giúp khá tốt trong việc ngăn tre trượt khỏi các ngón tay cong” – Wang lý giải rõ hơn.

Gấu trúc chuyển từ chế độ ăn giàu protein, ăn tạp của tổ tiên hàng triệu năm trước để lấy tre vốn có ít chất dinh dưỡng. Gấu trúc ăn tới 15 giờ mỗi ngày và một con gấu trúc trưởng thành mỗi ngày có thể tiêu thụ 45 kg tre.

Bằng Hưng (Theo NDTV)

Nguồn báo điện tử Người lao động

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/hoa-thach-8-trieu-nam-giai-ma-nhieu-bi-an-ve-gau-truc-20220703181842373.htm


Cùng chuyên mục

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân