Hài cốt không phải người trong mộ cổ: Giật mình chân dung “thần hộ tống linh hồn”

15:31 | 09/06/2022

Hài cốt những sinh vật bí ẩn được chôn cạnh con người một cách trân trọng, được tìm thấy từ hơn 600 địa điểm mộ cổ ở 89 quốc gia đã gây bất ngờ cho giới khoa học.


Theo Daily Mail, xương của sinh vật bí ẩn xuất hiện ngay ngắn cạnh hài cốt con người bởi người cổ đại coi chúng là loài chim “linh hồn”, một con vật thiêng hộ tống linh hồn con người vào kiếp sau.

Đó không phải một sinh vật xa lạ, mà là thứ bạn có thể gặp hàng ngày trong… bếp của mình: những con gà.

Hài cốt những “con chim thiêng liêng làm nhiệm vụ hộ tống linh hồn” tại phòng thí nghiệm – Ảnh: ĐẠI HỌC CARDIFF

Công trình nghiên cứu dựa trên hàng loạt hài cốt gà tại hơn 600 địa điểm chôn cất ở 89 quốc gia bao gồm Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco và Thái Lan cũng cho thấy loài gia cầm này đã được thuần hóa tận 3.500 trước ở Đông Nam Á, sau đó được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia.

Nhưng không hẳn nuôi theo kiểu gia cầm, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Naomi Sykes từ Đại học Exeter (Anh) khẳng định. Tại nhiều nơi, con “vật thiêng” này không được dùng là nguồn thực phẩm thường xuyên cho đến thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên, ví dụ như ở nước Anh, mà được dùng ở mục đích nghi lễ.

Các ngôi mộ cổ đã giúp bảo quản xương tốt ngoài mong đợi, thuận lợi cho các phân tích di truyền – Ảnh: ĐẠI HỌC CARDIFF

“Những con gà thuần hóa ban đầu được tôn thờ và tôn kính như những người bạn đồng hành của con người” – các tác giả từ một loạt trường đại học danh tiếng ở Anh, Đức, Pháp – Exeter, Cardiff, Oxford, Boutnemouth, Munich và Toulouse – cho biết.

Vào thời điểm 1.500 trước, gà tuy đã được thuần hóa nhưng còn quá hiếm nên trở thành quá quý giá để có thể trở thành thực phẩm. Vì thế chúng trở thành vật thiêng, xuất hiện trong mộ cổ và trở thành may mắn cho khoa học, bởi xương gà khá mong manh và nhờ có những ngôi mộ cổ xây cất công phu mới được giữ gìn trong tình trạng đủ tốt.

Tại phương Tây, mãi đến khi người La Mã hùng cứ nhiều vùng đất và phát triển việc chăn nuôi gà để lấy thịt và trứng, gà mới chính thức trở thành thực phẩm.

Xương cổ nhất của một con gà nhà được tìm thấy tại chùa Ban Non thời đồ đá ở miền Trung Thái Lan, có niên đại khoảng 1.650 đến 1.250 năm trước Công Nguyên.

Công trình vừa được công bố thành 2 nghiên cứu độc lập, xuất bản trên Antiquity và Proceeding of the National Academy of Sciences USA.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/khoa-hoc/hai-cot-khong-phai-nguoi-trong-mo-co-giat-minh-chan-dung-than-ho-tong-linh-hon-20220608093125104.htm


Cùng chuyên mục

Aqua Pharm tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025

Aqua Pharm tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Chuyến công tác Campuchia: CLB doanh nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội Thiết bị Y tế TP.HCM đạt nhiều kết quả tích cực

Chuyến công tác Campuchia: CLB doanh nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội Thiết bị Y tế TP.HCM đạt nhiều kết quả tích cực

STADA Pymepharco ra mắt Báo cáo Sức khỏe – Thị trường Việt Nam 2024

STADA Pymepharco ra mắt Báo cáo Sức khỏe – Thị trường Việt Nam 2024

Kỳ vọng Droppii thành “Kỳ lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam

Kỳ vọng Droppii thành “Kỳ lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam

9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất

9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất

Câu chuyện sinh kế và phát triển cộng đồng

Câu chuyện sinh kế và phát triển cộng đồng

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VnExpress Marathon tại Hải Phòng

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VnExpress Marathon tại Hải Phòng

QUẢNG TRỊ: Phát triển thương mại và du lịch hai nước Việt – Lào

QUẢNG TRỊ: Phát triển thương mại và du lịch hai nước Việt – Lào