Hán Văn Đế (203 TCN – 157 TCN), cùng với con trai là Hán Cảnh Đế của nhà Hán, là những vị vua tài đức vẹn toàn trong lịch sử Trung Quốc, họ đã áp dụng chính sách “kinh dao bạc phú” và “dữ dân hưu tức”. Hai cha con sáng suốt đã tạo ra thời đại “Văn Cảnh chi trị” nổi tiếng.
Hán Văn Đế ăn mặc rất giản dị, trong Đại sử ký có ghi chép rằng ngay cả vợ của Hán Văn Đế cũng được lệnh “quần áo không dài xuống đất, trướng phòng không thêu hoa gấm, thể hiện sự khiêm tốn và giản dị, vì thiên hạ trước tiên”. Các quan chức không xa hoa, lãng phí, tiết kiệm quốc phí, cộng với việc thực hiện cụ thể chính sách thu phục, bách tính an vui mà không lo. Hán Văn Đế đức hạnh cao thượng, khi mẫu thân lâm bệnh, ông đều tự mình nếm thuốc trước và thỉnh cầu sắc thuốc cho mẫu thân.
Ngoài ra, khi ngồi trước các quan đại thần, ông đều thể hiện sự khiêm tốn cai trị, tự nhận xét về sự thiếu đạo đức của mình, và yêu cầu các quan đại thần thẳng thắn nói ra và suy ngẫm về nhận xét của họ sau đó ông nghiêm túc sửa chữa.
Đối mặt với nội tình, tai họa, lũ lụt, hạn hán kéo dài ba năm liền, ông đã rất lo lắng, triệu tập các quan lại bàn bạc, để đưa ra các biện pháp có lợi cho người dân.
Thiên tai và thảm họa do con người gây ra là không thể tránh khỏi. Hán Cảnh Đế cảm khái nói: “tai họa do trời giáng nhất định là do bản thân có khuyết điểm khiến trời đất phẫn nộ, nên bản thân mình nên xem lại lỗi lầm, có phải đã ban bổng lộc cho quan lại quá nhiều? Hưởng lạc thú vui quá nhiều? Trẫm yêu cầu các quan đại thần không được che dấu, hãy đưa ra ý kiến để trẫm sửa từng cái một.”
Trước nạn ngoại xâm ở biên giới, Hán Cảnh Đế tự soi xét bản thân bất minh, tài đức không cao, đức độ không đủ, nên thiên hạ tứ phương bách tính sống không yên ổn. “Nay trẫm thức khuya dậy sớm, lo khổ vạn dân, tâm luôn bất an, chưa có ngày nào quên.” Những lời của Hoàng đế nói ra đều là vì thiên hạ, vô tư vô ngã.
Tuy nhiên, vào những năm cuối cùng của thời Tây Hán, Hoàng đế Lưu Thích (75 TCN-33 TCN) đã thiếu quyết đoán trong việc trị quốc, ông là người rất coi trọng tình cảm với cả người tốt và người xấu. Tốt xấu không phân minh, trong thời kỳ ông tại vị xã tắc hỗn loạn.
Cảnh Phương (77 TCN-37 TCN) đã hỏi Hán Nguyên Đế: “đối với bậc quân vương tài đức xã tắc yên ổn, nhân dân no ấm là điều đương nhiên, còn quân vương mà không có đức thì không thể tránh khỏi loạn lạc. Tại sao các Hoàng đế trong lịch sử như U Vương và Lệ Vương lại không thể trọng dụng hiền nhân”? Lưu Thích trả lời rằng đó là vì quân vương bất minh nên đã coi kẻ bất tài lầm là kẻ hiền tài mà giao trọng trách lớn, chỉ có người đắc đạo mới có thể biết được trước sau. Nghe Hoàng đế nói có lý, Cảnh Phòng cởi mũ quan xuống, quỳ lạy thưa rằng: “Tai họa dị thường suốt 242 năm Xuân Thu là để nhắc nhở các bậc đế vương muôn đời, kể từ khi Bệ hạ lên ngôi, nhật nguyệt lu mờ, bách tính lầm than sông khô đất nẻ, sương giá vào mùa hè và sấm sét vào mùa đông, lũ lụt và hạn hán, sâu bọ, nạn đói và dịch bệnh, trộm cướp, kinh thành đầy tù tội, những tai họa ở thời Xuân Thu ấy thời nay đều đã có đủ.” Tuy nhiên, Hán Nguyên Đế ngu dốt vẫn không thể nghĩ đến lỗi lầm của mình và tham lam, hưởng lạc. Tiếp tục sử dụng hoạn quan Thạch Hiển, sau này Cảnh Phòng đã bị chết dưới tay của Thạch Hiển. Trong “Ngũ hành chí” có câu: “Hiền quân gặp biến, có thể lấy Đạo để trừ hung.”
Tác giả tin rằng, quốc gia có hùng mạnh đến đâu, nhưng bậc quân vương không giữ được lòng dân, không tu dưỡng đạo đức để đem lại thái bình cho dân chúng thì quốc gia đó tất diệt vong, đó cũng là ý trời, vĩnh viễn không thay đổi.
Sưu tầm/ Văn hiến Việt Nam