Đền Pantheon: Kiệt tác kiến trúc 2000 năm tuổi của thành Roma

10:24 | 23/05/2022

Khi du khách bước vào đền Pantheon ở thành phố Roma và bắt gặp mái vòm khổng lồ của ngôi đền này, họ có thể đang trải nghiệm cảm giác giống như những người đã từng đứng tại chính nơi này gần 2.000 năm trước.


John Ochsendorf, giáo sư kiến trúc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đồng thời là cựu giám đốc Học viện Mỹ (American Academy) ở Roma, cho biết: “Bất cứ ai bước vào trong đền Pantheon đều lập tức cảm nhận được sức nặng của bề dày lịch sử nhân loại, đồng thời cũng cảm nhận được sức sáng tạo đáng kinh ngạc của con người”.

John Ochsendorf, giáo sư kiến trúc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đồng thời là cựu giám đốc Học viện Mỹ (American Academy) ở Roma, cho biết: “Bất cứ ai bước vào trong đền Pantheon đều lập tức cảm nhận được sức nặng của bề dày lịch sử nhân loại, đồng thời cũng cảm nhận được sức sáng tạo đáng kinh ngạc của con người”.

“Bạn bước vào không gian rộng lớn này rồi nhìn lên trần và bạn thấy bầu trời hoặc một đám mây bay qua. Và bạn nghĩ: Làm sao họ có thể làm được điều này gần hai thiên niên kỷ trước?”, ông nói thêm.

Đền Pantheon là tòa nhà lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Kể từ thế kỷ thứ 7, nó đã trở thành một nhà thờ Công giáo La Mã.

Đền Pantheon hiện tại là phiên bản được xây dựng lại lần thứ ba vào khoảng năm 125 sau Công nguyên bởi hoàng đế La Mã Publius Aelius Hadrianus. Đền Pantheon đầu tiên bốc cháy vào khoảng năm 80 sau Công Nguyên và được xây dựng lại ngay sau đó. Tuy nhiên, ngôi đền bị sét đánh và bị thiêu rụi một lần nữa vào khoảng năm 110 sau Công Nguyên. Số phận tồi tệ của tòa nhà dẫn đến tin đồn rằng đền Pantheon đã bị nguyền rủa.

Mặt tiền của tòa nhà mang đậm dấu ấn kiến trúc Hy Lạp cổ đại, với chiếc cổng portico hoành tráng có phần mái hiên hình tam giác được nâng đỡ bằng hai hàng cột Corinth. Bên trong ngôi đền rộng và thoáng mát, được bao phủ bởi một mái vòm mà cho đến ngày nay vẫn là mái vòm bê tông không cốt thép lớn nhất trên thế giới.

Công trình này từng được sử dụng vào mục đích gì?

Pantheon có nghĩa là “tất cả các vị thần”. Mặc dù người ta thường cho rằng ngôi đền này là một địa điểm thờ cúng dành riêng cho các vị thần La Mã, nhưng không ai biết chính xác về mục đích xây dựng lúc ban đầu của tòa nhà.

Theo Lynne Lancaster, một nhà giáo dục nhân văn và lịch sử kiến trúc, công trình này có thể là một ngôi đền. Tuy nhiên, các tòa nhà La Mã thường là những công trình đa mục đích, “Vì vậy, rất khó để nói chính xác về những gì thực sự diễn ra bên trong đền Pantheon”.

Truyền thuyết nói rằng đó là chính địa điểm nơi người sáng lập của thành Roma, Romulus được lên thiên đường. Những người khác tin rằng đền Pantheon là nơi hoàng đế La Mã có thể giao tiếp với các vị thần. Luca Mercuri, giám đốc hiện tại của Pantheon, cho biết dù thế nào đi nữa, giống như nhiều kỳ công kiến trúc La Mã khác, công trình vĩ đại này là một biểu tượng của sức mạnh, một “biểu tượng quan trọng của quyền lực đế quốc”.

Kiến trúc La Mã đương thời là hiện thân của sự giàu có, sức mạnh và phẩm giá. Nhiều thế kỷ sau, các kiến trúc sư Tân cổ điển đã tham khảo sự kết hợp mái hiên và mái vòm của đền Pantheon để sử dụng trong các tòa nhà họ thiết kế, từ Điện Capitol Hoa Kỳ ở thủ đô Washington đến Trung tâm Nghệ thuật Somerset ở London.

Đền Pantheon có thể đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng các nhà sử học không chắc chắn điều gì đã diễn ra bên trong ngôi đền – Ảnh: Pino Pacifico
Mái vòm và chiếc giếng trời Oculus của đền Pantheon là một kỳ công của kỹ thuật. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thời Trung cổ tin rằng thành tựu kiến trúc này là một điều xấu xa. – Ảnh: Andreas Solaro
Cùng với cửa ra vào, chiếc giếng trời Oculus là nguồn ánh sáng tự nhiên duy nhất trong tòa nhà. – Ảnh: Alessandra Tarantino / AP

Đền Pantheon đã được xây dựng như thế nào?

Điện Pantheon là một kỳ quan kiến trúc của Đế chế La Mã. Oculus (tiếng Latinh có nghĩa là “mắt”) là chiếc giếng trời hình tròn có đường kính lên tới 9 mét trên đỉnh mái vòm. Ánh nắng mặt trời chiếu sáng ngôi đền qua “con mắt” Oculus, và khi trời nổi bão, mưa sẽ đổ xuống như thác vào bên trong.

John Ochsendorf cho biết: “Con mắt Oculus ở trung tâm dường như thách thức số phận và để ngôi đền Pantheon mở ra bầu trời. Nhưng nó cũng cho thấy sự thành thạo về hình học và xây dựng, rằng họ có thể xây dựng các mái vòm trên quy mô đó và để lại một chiếc giếng trời Oculus rộng mở ở trung tâm, điều này giống như một sự thể hiện”.

Trong suốt thời Trung cổ, các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người không tin vào kỳ tích trong kỹ thuật xây dựng này, đã nghi ngờ về sự linh thiêng của đền Pantheon, tin rằng đó là công trình của ma quỷ.

Mặc dù đá cẩm thạch trắng, vàng, tím và đen được nhập khẩu từ khắp Địa Trung Hải, nhưng bê tông – một phát minh của người La Mã – đã cho phép các kiến trúc sư loại bỏ các cột chịu lực và tạo ra những mái vòm rộng lớn.

Một mẹo nhỏ để làm cho một mái vòm lớn ổn định là sử dụng đá nhẹ dần trong hỗn hợp bê tông khi nó lên đến đỉnh. Gạch nặng có thể được sử dụng ở nền, với đá núi lửa nhẹ, xốp xung quanh khối đá.

Mặc dù một số bí mật về thiết kế của đền Pantheon đã được tiết lộ, Lynne Lancaster cho biết cô vẫn tìm thấy ma thuật trong các chi tiết. Từng giờ trôi qua, ánh nắng mặt trời nhấp nháy chạy quanh mặt trong mái vòm, chiếu ánh sáng lên những ô lưới chìm giống như một chiếc đồng hồ mặt trời khổng lồ.

“Đó là một trong số ít nơi trên thế giới mà bạn thực sự có thể xem Trái đất quay”, Lynne Lancaster nói.

Theo Công luận

https://congluan.vn/den-pantheon-kiet-tac-kien-truc-2000-nam-tuoi-cua-thanh-roma-post195896.html#p-0

Video hay


Cùng chuyên mục

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước