Khi học trò là nguồn ‘cảm hứng ngược’ cho cô giáo dạy Sử

15:00 | 21/05/2022

Lịch sử là bộ môn không chỉ trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cung cấp nền tảng văn hóa – điều rất cần thiết trong thời kì đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.


Người thầy cần biết truyền cảm hứng để học trò yêu thích môn Lịch sử. Ảnh minh hoạ/internet

Bài giảng sinh động

Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thủy – giáo viên Lịch sử, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Cô Thuỷ trăn trở, nhiều học sinh không mấy hứng thú với tiết học và mặc định Lịch sử là môn học khô khan, khó và dài…

“Tôi luôn trăn trở, làm thế nào để truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích và học tốt bộ môn này” – cô Thuỷ bộc bạch và cho rằng, cảm hứng là điều quan trọng cốt lõi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, say mê với môn học, đồng thời có thể rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.

Vì thế, trong quá trình giảng dạy, để bài giảng thêm hấp dẫn học sinh, cô Thuỷ thường quan tâm cập nhật kiến thức và sưu tầm sách, báo cũng như các đoạn phim để có tư liệu từ thực tế, tích hợp liên môn (thơ, nhạc…).

Ngoài ra, cô sử dụng giáo án trình chiếu, cho học sinh tham gia các trò chơi hoặc trải nghiệm sáng tạo, … Mặt khác, cô áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học sinh.

Vì thế, mỗi bài giảng trên lớp của cô luôn sinh động, luôn vui vẻ, học sinh thấy vô cùng thoải mái khi học môn Lịch sử. “Đặc biệt, có nhiều học sinh xin được tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường và đạt kết quả đáng ngưỡng mộ” – cô Thuỷ chia sẻ và cho biết: Trong 3 năm trở lại đây, học sinh của cô luôn đạt giải Nhì, giải Ba cấp Thành phố và vào vòng loại quốc gia.

Đây là điều đáng tự hào khi mà đầu vào của Trường THPT Hoàng Cầu thấp hơn các trường THPT công lập trên địa bàn quận Đống Đa. “Để đạt được thành tích đó, tôi và thầy giáo Phạm Ngọc Thụ (một đồng nghiệp cùng bộ môn) luôn trăn trở, bàn bạc và thống nhất phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự cấp thành phố” – cô Thuỷ cho hay.

Học sinh Trường THPT Hoàng Cầu

“Cảm hứng ngược”

Cô Thuỷ cũng từng nói với học trò rằng: “Mọi người sẽ không nhìn rõ hành trình gian khó ra sao, nhưng sẽ nhìn thấy các em thành công hoặc thất bại. Vì thế, các em hãy chứng tỏ bản thân”. “Thi thoảng, tôi cho học sinh được trải nghiệm thực tế tại Văn miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, về miền quan họ Bắc Ninh … để các em thêm hiểu biết, hứng thú và yêu thích bộ môn Lịch sử” – cô Thuỷ bật mí.

Gần 20 năm đứng trên bục giảng, cô Thuỷ nhận thấy mình đã thay đổi rất nhiều. Cô nhận ra rằng, tình yêu thương chính là nguồn cảm hứng bất tận khơi nguồn cho những đam mê và sáng tạo, nhất là với bộ môn Lịch sử.

Vì thế, cô luôn cố gắng nỗ lực tự làm mới và hoàn thiện bản thân để mỗi ngày lên lớp, mỗi bài giảng sẽ tạo nên sự hứng thú, hấp dẫn cho học trò, đem đến cho các em những điều tốt đẹp nhất, khơi nguồn sự sáng tạo, giúp học sinh khám phá và phát huy được tiềm năng của bản thân.

“Đôi khi học trò cũng chính là nguồn “cảm hứng ngược” với tôi, để tôi tự hoàn thiện bản thân, nâng cao năng lực sư phạm và đổi mới, sáng tạo trong dạy học để mang đến những bài giảng hay cho các em” – cô Thuỷ chia sẻ và tự hào mình cũng là một trong những nhà giáo đã và đang góp phần tạo động lực và truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử.

Nhà giáo dục người Mỹ – William Arthur Ward – từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Hiện nay, nghề dạy học ngày càng có nhiều áp lực và bộ môn Lịch sử vẫn là môn học khó hấp dẫn học sinh, nhưng tôi luôn tin rằng, với lòng yêu nghề, sự tâm huyết và khát khao đổi mới sáng tạo, mỗi chúng ta – những “người thầy truyền cảm hứng” – sẽ góp phần tạo ra những lớp học trò có tri thức và nhân cách.

“Phía sau thành công của lớp lớp thế hệ học trò là sự tận tâm, tận lực của mỗi thầy, cô giáo. Bằng trái tim yêu người – yêu nghề, bằng nguồn cảm hứng, đam mê, tinh thần tự học của bản thân, các thầy, cô giáo đã thắp lên trong lòng các thế hệ học trò tinh thần chủ động, sáng tạo, hứng khởi học tập, khơi dậy tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm với cộng đồng” – cô Nguyễn Thị Thủy.

Theo Giáo dục và Thời đại

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/khi-hoc-tro-la-nguon-cam-hung-nguoc-cho-co-giao-day-su-ORlGl0u7R.html


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả