Hàng chục học sinh chui vào túi nylon qua suối đến trường

21:10 | 05/09/2018

Theo ông Vàng A Pó, Chủ tịch UBND xã Na Sang (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên), học sinh tại bản Huổi Hạ mùa khô đi học bằng bè mảng, mùa mưa chui túi nylon đến trường.

Học sinh ngồi bao nylon vượt suối đi học Hơn 50 em nhỏ ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, hàng ngày đối mặt hiểm nguy khi phải chui túi nylon để vượt suối mùa lũ trên con đường tới trường.

Trả lời Zing.vn chiều 5/9, ông Vàng A Pó – Chủ tịch xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, cho hay tình trạng nhiều học sinh trong bản Huổi Hạ phải chui túi nylon đến trường là có thật tại địa phương.

Theo ông A Pó, khoảng 40 học sinh lớp 4, 5 và toàn bộ học sinh cấp hai của bản Huổi Hạ đến trường trên con đường ra trung tâm xã Na Sang dài khoảng 17 km. Các em học nội trú nên cuối tuần về nhà.

Con đường này có thể đi bằng xe máy nhưng mùa mưa lối đi chỉ rộng một mét, phần lớn học sinh sẽ đi bộ. Các em mất khoảng 5 giờ để tới trường.

Để đến trung tâm xã, học sinh phải đi qua một con suối Nậm Chim rộng hơn 20 m. Vào mùa khô, có một cây cầu tạm được xây dựng bằng gỗ và đá giúp đường đi thuận lợi hơn. Nhưng đến mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10), cây cầu tạm không thể trụ nổi, học sinh phải đi bằng bè hoặc chui vào túi.

“Chúng tôi đã tuyên truyền nhiều về sự nguy hiểm khi qua cầu bằng túi nylon nhưng thực ra không còn cách nào khác vì các em nhỏ chưa biết bơi. Bè cũng không trụ nổi vì sông suối chảy mạnh, cuốn trôi hết. Trước đó, có trường hợp trẻ đi chăn trâu bơi qua sông bị chết đuối. Một cán bộ của huyện đi qua sông bằng bè bị lật, đã bị thương”, ông A Pó nói.

Hình ảnh học sinh chui túi nylon băng qua suối. Ảnh: VOV.

Theo ông Pó, tình trạng học sinh đi bằng cầu tạm và bè có tư nhiều năm nay, hình ảnh học sinh chui qua túi năm nay mới thấy, do nước lũ to. Bản Huổi hạ có 7 hộ với 500 nhân khẩu, cách biệt với trung tâm xã qua con sông này.

Vị phó chủ tịch xã cho hay từ sáu năm trước ông đã mơ ước một cây cầu được xây vững chắc nối liền bản và trung tâm xã và có đề xuất các cấp chính quyền. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu quốc hội của tỉnh, huyện đều nói về vấn đề này nhưng chưa hề có tín hiệu cầu sẽ được xây.

Được biết, hiện tại, một con đường mới có thể được thi công nối bản vào trung tâm xã. Các cấp chính quyền đã khảo sát nhưng còn phụ thuộc rất lớn vào kinh phí.

Nói về phương hướng khắc phục tình trạng học sinh chui vào túi nylon, ông Nguyễn Minh Phú, Chủ tịch Huyện Mường Chà, Điện Biên cho hay trước khi làm cầu phải làm đường trước.

“Làm cầu khoảng 6 tỷ đồng nhưng muốn làm được cầu phải mất khoảng vài chục tỷ đồng để làm đoạn đường khoảng 20 km vì hiện tại, không thể đưa vật liệu vào điểm này. Con đường vào suối chỉ đi được bằng xe máy”, ông Phú cho hay.

Ông Phú gửi lời mong muốn được Chính phủ hỗ trợ chi phí để xây dựng đoạn đường này để nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực đó.

Theo Zing News

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học