Trong bối cảnh số người mắc COVID-19 vẫn cao như hiện nay, mọi gia đình càng phải cẩn trọng với nguy cơ vừa bị sốt xuất huyết vừa bị mắc COVID-19.
Theo các chuyên gia, hàng năm vào cuối tháng 3 đến tháng 5, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết phải nhập viện tăng cao, nhất là ở phía Nam.
Trong bối cảnh số người mắc COVID-19 vẫn cao như hiện này, mọi gia đình càng phải cẩn trọng với nguy cơ vừa bị sốt xuất huyết vừa bị mắc COVID-19.
Từ đầu năm 2022, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca nhiễm sốt xuất huyết đặc biệt. Một bé gái 6 tuổi nhập viện vì sốt xuất hiện và dương tính với COVID-19 cùng lúc. Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn, trẻ đã vào sốc, men gan cao, tiểu cầu giảm.
Một trường hợp khác là bé gái 11 tuổi bị nhiễm kép hội chứng viêm đa hệ thống (biến chứng sau khỏi COVID-19) và sốt xuất huyết, trẻ bị sốt xuất huyết; máu cô đặc, tiểu cầu giảm, phản ứng viêm rất cao.
Các y bác sĩ cho biết, đây là tình huống rất nguy hiểm cho trẻ cũng như gây khó khăn cho quá trình điều trị. Nguyên nhân là COVID-19 gây tổn thương phổi, viêm phổi làm suy hô hấp – còn sốt xuất huyết gây sốc, suy giảm chức năng hệ tuần hoàn.
Khi cơ thể bị tổn thương nặng nề cả hệ hô hấp và tuần hoàn, các bác sĩ phải tính toán, cân nhắc sử dụng các thuốc, các phương pháp điều trị để tránh “khỏi bệnh này, nặng bệnh kia”.
Để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nhất là đồng nhiễm COVID-19 và sốt xuất huyết, các chuyên gia lưu ý người dân theo dõi các triệu chứng bất thường về sức khỏe.
Nếu sốt cao đột ngột trên hai ngày, kèm xuất huyết tự nhiên như nôn ói, chảy máu mũi, máu răng; đi cầu phân đen, chảy máu âm đạo bất thường… cần đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm xem có nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết không.
Nếu có thêm ho, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, mất khứu giác vị giác, khó thở cần làm xét nghiệm COVID-19.
Theo Công luận