Hoả Lò – ‘Địa ngục trần gian’ giữa lòng Hà Nội thu hút du khách gần xa

9:44 | 26/03/2022

Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò giữa lòng Hà Nội là một địa danh thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm.


Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều du khách tới tham quan khu di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, chỗ để xe gần như chật kín, khách vào ra nườm nượp, trong đó khá đông du khách nước ngoài. Ông Thắng, nhân viên bảo vệ tại di tích Nhà tù Hỏa Lò cho biết: “Tôi đã trông xe ở đây được 2 năm rồi, dịp gần đây, số lượng khách tham quan tăng vọt so với năm ngoái. Tôi hầu như tăng ca liên tục, di tích cũng phải điều thêm người về trông. Tôi thấy rất hạnh phúc khi số lượng khách tham quan tới đây chủ yếu là các bạn trẻ. Các bạn được giáo dục tốt để luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của thế hệ trước đã ngã xuống để đổi lại độc lập như ngày hôm nay”.

Nhà tù Hoả Lò – Địa ngục trần gian

Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Khu di tích là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kỳ lịch sử khổ cực mà gian lao, tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước.

Mặt trước của di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò.

Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng vào năm 1896 với tên gọi là Đề lao Trung ương (Maison Centrale). Tuy nhiên, do được xây trên đất của làng Phụ Khánh – một làng nghề thủ công nổi tiếng của đất Hà Thành nơi chuyên làm các loại siêu đất, ấm đất và bếp lò, ngày đêm rực lửa lò nung nên có tên là Hỏa Lò. Từ đó, nhà tù này cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò hay ngục thất Hà Nội.

Làng Phụ Khánh xưa được tái hiện lại trong tranh vẽ. (Ảnh minh hoạ)

Nhà tù Hỏa Lò được chia thành bốn khu A, B, C, D riêng biệt, trong đó:

Khu A và B dành cho phạm nhân đang được điều tra, tội nhẹ, hoặc vi phạm kỷ cương của nhà tù.

Khu C dành cho phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc.

Khu D dành cho các phạm nhân tội nặng và đang chờ tử hình.

Các khu được minh hoạ trên tờ hướng dẫn về máy thuyết minh tự động kèm theo số đánh vật phẩm trong nhà tù Hoả Lò.

Vốn được mệnh danh là địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội vì nhiều thủ đoạn tàn ác thể hiện qua chế độ giam giữ, áp chế; chế độ ăn uống cho tù nhân đầy tàn ác, vô nhân đạo. Cai ngục luôn bớt xén khẩu phần ăn, chúng chỉ cho các chiến sĩ ăn những loại lương thực, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng.

Chị Thuỷ, một người tham quan cho biết: “Hôm nay, quả là một ngày đáng nhớ nhất với mình. Mắt mình cứ nhòa đi vì xúc động. Mình cảm thấy thật trân trọng và biết ơn những anh hùng đã ngã xuống để giành lại được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Bản thân mình cũng sẽ luôn ghi nhớ và kể lại cho con cháu sau này”.

Chị Thuỷ bày tỏ cảm xúc khi thăm Nhà tù Hỏa Lò.

Bên cạnh đó, nhà tù Hỏa Lò có khu giam đặc biệt rất tối tăm, chật hẹp, ngột ngạt: Khu Cachot (ngục tối), khu Xà lim tử hình, khu máy chém,…

Hình ảnh người chiến sĩ yêu nước bị giam trong một căn phòng của khu Cachot. Khu này được ví như “địa ngục của địa ngục” để giam những chiến sĩ đấu tranh, vượt ngục, tuyên truyền cách mạng…
Khu xà lim tử hình dùng để giam giữ tù nhân tử hình, người tù sẽ bị cùm chân suốt ngày đêm, vệ sinh tại chỗ, cửa chỉ được mở 2 lần trong ngày để đưa cơm cho tù nhân.
Và sự dã man nhất của thực dân Pháp đối với tù chính trị Việt Nam, đó là hình thức tử hình bằng máy chém.

Chị Mai Anh, một du khách trẻ tham quan di tích chia sẻ: “Mình rất hay tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và đặc biệt là về khu di tích Nhà tù Hoả Lò. Mình đã tham quan hết di tích này và ấn tượng nhất là khu cachot. “Địa ngục của địa ngục” quả không sai chút nào. Lần thứ 2 quay lại đây, cảm xúc vẫn như ngày đầu tiên, nước mắt mình cứ thế tuôn mà không kịp nghe lời dẫn, cảm xúc không sao diễn tả được”.

Một số đồ dùng: bát, thìa, chậu tôn,…dùng để ăn uống được trưng bày trong tủ kính tại di tích.

Trong tù, mặc dù bị xiềng xích, cùm kẹp, chỉ có tay không nhưng các chiến sĩ yêu nước vẫn kiên cường đấu tranh chống lại chế độ giam cầm hà khắc. Đấu tranh tuyệt thực là hình thức tiêu biểu của tù chính trị, đòi nhà cầm quyền thực dân phải cải thiện đời sống chiến sĩ, xoá bỏ các quy định xúc phạm tù nhân, phản đối án tử hình. Những hình thức đấu tranh của tù chính trị, vượt ngục là hình thức đấu tranh nguy hiểm nhất.

Hai chiếc ống ngầm được đặt tại sân của nhà tù kèm theo những lời trích dẫn vô cùng xúc động về các cuộc vượt ngục.

Bên cạnh đó, di tích nhà tù Hoả Lò còn có những tour đêm thật đặc sắc, vở diễn “Đêm thiêng liêng 2 – Sống như những đoá hoa” thu hút rất nhiều khách tham quan. Với chương trình tour đêm, khách tham quan sẽ phải đặt vé trước khoảng 1-2 ngày qua web. Chương trình này, sẽ đưa du khách tới 10 địa điểm tại di tích, kể nhiều câu chuyện xúc động và diễn lại hoạt cảnh của các chiến sĩ cách đây khoảng hàng chục năm, dưới ngục tối vẫn chiến đấu kiên cường.

Chị Hoà, một người bán vé tại di tích chia sẻ: “Kể từ khi di tích bắt đầu mở cửa trở lại, số lượng người tham quan rất đông. Ở đây, có khai thác thêm chương trình tour đêm, không ngờ thu hút nhiều du khách đến vậy. Tour đêm tại di tích thường kéo dài trong 80 phút bảo gồm xem vở diễn và tham quan tại di tích”.

Theo VOV


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả