Những hình ảnh quý về lễ hội làng Di Trạch đầu thế kỷ XX

13:52 | 15/03/2022

Xã Di Trạch nằm trên vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa lâu đời, trong đó lễ hội truyền thống có những nét đặc sắc riêng, đó là biểu diễn văn nghệ trước cửa đình. Những hoạt động này đã được các nhà nhiếp ảnh người Pháp ghi lại hồi đầu thế kỷ XX.


Xã Di Trạch – xưa gọi là làng Di Ái hay còn gọi là kẻ Ải – là một làng cổ ở huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Theo lịch sử, khi mới thành lập, Di Ái có hai xóm là Xóm Ải và Xóm Dền, sau mở rộng làng có thêm xóm Đa, xóm Dậu và xóm Vực.

Thời Nguyễn năm 1831, làng có tên là Di Trạch, thuộc tổng Kim Thìa, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1886 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; đến năm 1918 thuộc huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông. Sau nhiều lần tách hợp từ năm 2008, xã Di Trạch lại trở về với Thủ đô Hà Nội.

Lễ hội làng Di Trạch tổ chức vào ngày mùng 10 đến 12/2 Âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ vua Lý Bí (Lý Nam Đế), người có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương lập lên nước Vạn Xuân năm 544. Do vậy, đến nay người dân Di Trạch vẫn kiêng từ “bí” – tất cả những loại cây, quả thuộc họ bầu bí đều được gọi là “bầu”.

Lễ hội làng Di Trạch được tổ chức tại đình làng thuộc địa phận thôn Dền và Ải. Trước đây lễ hội có các phần như lễ nhà thánh, lễ rước kiệu quanh làng, múa hát cửa đình và chia lộc thánh. Trong những năm gần đây, lễ hội lớn có rước kiệu thánh chỉ được tổ chức 5 năm một lần, vào những năm chẵn 5, 10.

Dưới đây là những hình ảnh lễ hội làng Di Trạch những năm 1920-1929, nguồn ảnh lưu trữ tại Viện Viễn đông bác cổ Pháp.

Ban tế lễ chuẩn bị nghiêm trang trước khi vào lễ Đức thánh Lý Nam Đế.
Các vị bô lão làm lễ Thánh. Kiệu được đặt ngoài sân đình chuẩn bị cho lễ rước.
Về cơ bản, các kiến trúc của đình làng Di Trạch vẫn được giữ nguyên trong 100 năm qua.
Sau khi kết thúc phần lễ thánh, lễ rước kiệu bắt đầu khởi hành.
Kiệu rước trên đường làng với đội quân mang bát bửu cờ thần đi trước. Khi đến một địa điểm quan trọng nào đó kiệu rước thánh sẽ quay và dân làng đốt pháo chào mừng.
Cận cảnh kiệu quay lễ hội làng Di Trạch xưa.
Đoàn rước kiệu thánh trên đường.
Các cụ bà trong đội văn nghệ làm lễ Thánh trước khi biểu diễn.

Biểu diễn văn nghệ ở đình làng Di Trạch. Đây cũng là nét văn hóa đặc sắc mà hiện nay ít nhiều địa phương còn lưu giữ được.
Đội văn nghệ của làng Di Trạch. Xưa kia, đình là một sân khấu trình diễn nghệ thuật. Nhiều loại hình nghệ thuật đã nương nhờ không gian đình làng để lấy làm nơi trình diễn. Đình có chức năng đa dạng hơn cả nhà văn hóa, nhà hát hiện đại, cộng dồn chức năng thờ tự, sinh hoạt cộng đồng và biểu diễn nghệ thuật.

Theo Công luận


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái