Những thảm họa vỡ thủy điện khủng khiếp nhất trong lịch sử

20:27 | 28/07/2018

Vụ vỡ thủy điện Sepien Senamnoi tại tỉnh Attapeu, Lào đã gây ra hậu quả khủng khiếp cho hàng ngàn người dân. Đây là lời cảnh báo cho tính an toàn của các đập thủy điện. Hãy cùng điểm lại những vụ vỡ đập thủy điện khủng khiếp nhất trong lịch sử.


 

1. Vỡ đập thủy điện Gleno, Italy  

Đập thủy điện Gleno năm 2006. Nguồn: Wikipedia.

Đập Gleno là một đập vòm đa trên sông Gleno, miền bắc Italy. Đập được khởi công xây dựng vào năm 1916 nhằm mục đích phát điện. Ngày 01/02/1923, chỉ 40 ngày sau khi đập đầy nước, một phần đập đã bị vỡ giải phóng ra khoảng 4,5 triệu mét khối nước từ độ cao 1.535m so với mực nước biển. Thảm họa đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 356 người.

Các chuyên gia nhận định nguyên nhân của sự cố vỡ đập Gleno là do công tác xây dựng đã không đảm bảo an toàn. Bê tông trong các cổng vòm có chất lượng kém. Thậm chí, thép sử dụng cho đập thủy điện còn được “tái chế” lại từ lưới chống lựu đạn đã được sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

2. Vỡ đập thủy điện Bản Kiều, Trung Quốc

Đập thủy điện Bản Kiều sau khi bị vỡ.

Dẫn đầu danh sách các thảm họa thủy điện lớn nhất thế giới là vụ vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc năm 1975. Ước tính vụ vỡ thủy điện này đã cướp đi sinh mạng của hơn 171.000 người và khiến 11 triệu người mất nhà cửa.

Cho đến nay, đây vẫn là thảm họa thủy điện cướp đi nhiều sinh mạng nhất và ảnh hưởng đến nhiều người nhất thế giới.

Thủy điện Bản Kiều được xây dựng năm 1950 trên dòng sông Nhữ, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau đó, nó được các kĩ sư Liên Xô gia cố lại. Năm 1975, ảnh hưởng của cơn bão Nina đã làm cho mưa lớn nhiều ngày ở lưu vực sông Nhữ, khiến mực nước sông tăng cao.

Con đập Thạch Mạn Than đã bị vỡ trước, tạo ra một bức tường nước khổng lồ dội vào đập Bản Kiều. Nửa giờ sau, đập Bản Kiều đã bị đổ sụp, một cột nước cao tới 6m, với tốc độ chảy gần 30 dặm/giờ đã cuốn phăng 60 con đập khác dọc đường đi.

3. Vỡ đập thủy điện Machchu-2, Ấn Độ

Đập Machchu-2 nằm trên sông Machchu, Ấn Độ đã bị vỡ vào ngày 11/8/1979. Đây là thảm họa thực sự khi nó đã cướp đinh mạng của 25.000 người, gần như thị trấn Morbi nằm ở hạ lưu sông Machchu đã bị hủy diệt hoàn toàn.

Nguyên nhân của sự cố là những trận mưa lớn ở đầu nguồn, làm con đập đắp bằng đất dài 4km bị tan rã. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình.

 

Theo  Tienphong

Video hay


Cùng chuyên mục

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam