Bạn có tin rằng tất cả các đồ vật đều mang thông điệp của sinh mệnh, chẳng hạn như nhân thể, hay thậm chí là giọng nói hoặc hơi thở của con người? Các thầy toán mệnh cổ đại đã biết mượn dùng các tín tức đó để dự đoán hung cát quý tiện của đương sự. Khi đối diện với những bậc Hoàng đế đứng trên vạn dân, những thầy toán mệnh có thể triển hiện những điều đáng kinh ngạc như thế nào?
Thuật toán mệnh khiến cả Hoàng đế kinh ngạc
Vào thời Nam Tống, có một bậc thầy về thuật số, pháp thuật cao siêu đến mức có thể đoán biết được cát hung quý tiện của một người chỉ bằng cách nghe tiếng nói và ngửi hơi thở của người đó. Vì vậy, “Cảnh Thính Thanh” đã trở thành biệt hiệu và sự tán dương của mọi người dành cho ông. Còn tên thật của ông lại không được lưu truyền.
Bấy giờ, Hoàng đế đang ở trong cung cũng nghe nói về pháp thuật cao siêu của Cảnh Thính Thanh, vì vậy đã yêu cầu người hầu lấy hàng trăm chiếc quạt, sau đó trộn những chiếc quạt của Hoàng đế và Hoàng hậu vào cùng. Một hoạn quan được lệnh đưa hàng trăm chiếc quạt đó ra khỏi cung điện và để Cảnh Thính Thanh dự đoán.
Sau khi Cảnh Thính Thanh cầm lên chiếc quạt mà Hoàng hậu đã sử dụng, ông ta ngửi ngửi nó rồi nói: “Chiếc quạt này được Thánh thượng sử dụng, nhưng nó có âm khí trên đó. Nó có vẻ là chiếc quạt của Hoàng hậu”.
Khi ông chuyển sang ngửi chiếc quạt của Hoàng đế, liền vội quỳ xuống và hô lớn ‘Vạn tuế’. Những phán đoán của Cảnh Thính Thanh đều chuẩn xác, những mô tả của mọi người về ông ta quả thực không phải là hão huyền.
Viên hoạn quan quay trở về cung bẩm báo cáo kết quả kiểm tra, Hoàng đế vô cùng ngạc nhiên, vì vậy đã triệu Cảnh Thính Thanh vào cung và ra lệnh cho người mang tới vài chục vương miện ngọc của các phi tần để cho ông ta ngửi.
Khi Cảnh Thính Thanh ngửi thấy mùi của một trong những chiếc vương miện ngọc, ông ta đứng dậy và nói: “Bệ hạ, chiếc vương miện này khác với những chiếc khác, trên nó có rất nhiều khí của xác chết”. Lời nói của ông rất chắc chắn, khẳng định.
Hoàng đế ra lệnh cho người đến kiểm tra, và hóa ra đó là chiếc vương miện bằng ngọc của Trương Quý phi, người vừa mới qua đời.
Sau này, Cảnh Thính Thanh chuyển đến Triều Môn. Lúc đó, Hạ Chấn vẫn chưa trở nên giàu có, mới chỉ giữ chức quan viên trợ tá. Vì biết tới tên tuổi nổi tiếng của Cảnh Thính Thanh nên Hạ Chấn thường rủ ông đi uống rượu cùng. Cảnh Thính Thanh nghe giọng nói của Hạ Chấn tràn đầy khí chất, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, biết sau này ông ấy sẽ nhất định đại quý, nên đã gả con gái của mình cho con trai của Hạ Chấn, và cho con trai của ông cưới con gái của Hạ Chấn. Hai người đã thân nay lại càng thân thiết.
Vào thời điểm đó, quân Kim liên tục tiến xuống phía Nam xâm phạm, đây là thời điểm đất nước rối ren. Cảnh Thính Thanh đã đặc biệt đến thăm Đại nguyên soái Quách Lệ ở trước cung điện và nói rằng: “Nguyên soái có ba vị hổ tướng dưới trướng, tất cả đều sẽ thăng chức rất nhanh trong tương lai, và được xếp hạng trong Tam Nha quân (thống lĩnh quân đội)”.
Đại nguyên soái nghe thấy lời nói của Cảnh Thính Thanh dứt khoát, trong lòng ông biết rõ Cảnh không phải nói bừa, nên cố hỏi ba người này là ai? Cảnh Thính Thanh trả lời: “Ba người là Chu Hổ, Bành Lộ và Hạ Chấn”.
Lúc này Châu Hổ và Bành Lộ đã là tướng lĩnh dưới trướng của Đại nguyên soái, duy chỉ có Hạ Chấn mới là viên quan nhỏ chuyên giữ ấn quan, làm sao có thể coi ba người bọn họ như nhau được? Vì vậy, Đại nguyên soái không khỏi nghi ngờ Cảnh Thính Thanh. Đại nguyên soái nói: “Chu Hổ và Bành Lộ, nếu tiếp tục phát triển tiếp như bây giờ, việc bọn họ hiển đạt trong tương lai còn có thể có khả năng lớn. Nhưng Hạ Chấn chỉ là kẻ giữ ấn quan, làm sao có thể có vận may lớn như thế?”.
Thấy Đại nguyên soái có vẻ không tin, Cảnh Thính Thanh cũng không tranh cái thêm nhiều, mà chỉ đáp: “Tôi dự đoán như vậy, và tôi nghĩ có lẽ không có quá nhiều sai sót”.
Sau đó không lâu, Cảnh Thính Thanh cùng ba người Châu Hổ, Bành Lộ, Hạ Chấn kết thành huynh đệ. Quan hệ của bọn họ thuận hòa, vui vẻ. Một thời gian sau, vào một hôm, Cảnh Thính Thanh mời ba huynh đệ đến gặp mặt và nói với họ rằng, trong nhiều đêm liên tục, ông đã nghe thấy tiếng trống trận oanh liệt và tiếng chém giết liên hồi, ông cho rằng nhất định là sắp phải đánh giặc. Vì vậy, thời cơ tốt để ba người huynh đệ của ông trổ tài đã tới. Cảnh Thính Thanh muốn Châu Hổ, Bành Lộ và Hạ Chấn không nên bỏ lỡ cơ hội tốt này.
Vài ngày sau, Hoàng đế Ninh Tông thực sự phát binh mã, chinh phạt quân Kim. Châu Hổ được lệnh đóng quân ở Hà Châu, Bành Lộ dẫn quân trấn thủ Kim Châu, Hạ Chấn cũng lập công lớn giết giặc. Ba người đều lập công, được thưởng, và phong lên chức Tiết độ sứ. Kết quả này trùng với dự đoán của Cảnh Thính Thanh, không hề sai chệch chút nào.
Bàn tay tiết lộ thông tin về ‘tể tướng tương lai’
Trường hợp của Cảnh Thính Thanh cũng không phải là duy nhất. Vào thời Đường Văn Tông năm Khai Thành, cũng có một người giỏi bói toán qua nghe tiếng đàn và chạm vào xương. Đó là một người mù tên là Long Phục Bổn. Long Phục Bổn chỉ cần đặt thẻ ngà voi, thẻ tre và các đồ vật khác lên tay sắp đặt một lúc, liền sẽ có thể dự đoán được tuổi thọ và quan lộ của một người. Mỗi lần bói của ông đều vô cùng chính xác, mọi việc đều nhất nhất linh nghiệm.
Tống Kỳ là một viên quan bổ khuyết khá có tiếng lúc bấy giờ, các bậc sĩ đại phu đều muốn kết giao với ông, mong ông sớm hiển quý phát đạt. Vào thời điểm đó, Tiêu Tướng Quốc là người Vĩnh Nhạc, cũng là một vị quan trong Gián Thự nha môn. Một ngày nọ, Tống Kỳ và Tiêu Tướng Quốc cùng nhau đi tìm Long Phục Bổn, và đưa tấm thẻ mà họ dùng cho Long Phục Bổn cầm, để bói toán.
Long Phục Bổn chạm tay vào chiếc thẻ tre của Tiêu Tướng Quốc một lúc lâu, rồi đặt chiếc thẻ tre lên bàn và nói: “Đây là chiếc thẻ của Tể tướng”.
Sau đó, ông chạm vào chiếc thẻ mà Tống Kỳ đã sử dụng và nói: “Đây là tấm thẻ của quan lớn”.
Tống Kỳ rất không vui sau khi nghe điều này. Tiêu Tướng Quốc nói với Tống Kỳ: “Nếu lời nói không có căn cứ, hà tất phải để nó trong tâm”.
Sau hơn một tháng, Tống Kỳ và Tiêu Tướng Quốc đồng thời được thăng chức làm ở Trung thư tỉnh, chờ đợi tiếp kiến Tể tướng. Lúc bấy giờ, Lý Đức Dụ, nhà chính trị, văn hào nổi tiếng cuối thời Đường, vừa nhậm chức Tể tướng, nắm quyền hành trong triều, uy danh chấn nhiếp dân chúng. Trong lúc chờ tiếp kiến, hai người Tống và Tiêu đứng trò chuyện và đùa giỡn với nhau.
Một lúc sau, Lý Đức Dụ đột nhiên từ bên trong đi ra. Lúc này, Tống Kỳ dùng thẻ tre che mặt, tiếng cười vẫn không dừng. Lý Đức Dụ nhìn Tống Kỳ cẩn thận, sau đó quay lại và hỏi người bên cạnh: “Tống Bổ Khuyết cười cái gì tôi vậy?”.
Câu hỏi của Lý Đức Dụ khiến mọi người có mặt hai chân run lên vì kinh hãi, khiếp sợ.
Trong vòng mười ngày sau, Tống Kỳ được phái đến kinh thành đảm nhiệm chức huyện lệnh tại huyện Thanh Hà. Không ngờ, một năm sau, Tống Kỳ qua đời. Đối với quan lộ thuận lợi sau này của Tiêu Tướng Quốc, ông được điều động từ Tây Chiết Giang đến Bắc Kinh để đảm nhiệm công việc của Bộ Hộ. Sau đó, ông thậm chí còn được thăng chức Tể tướng và nắm giữ quyền điều hành triều chính. Mọi việc trong tương lai đều trở thành sự thật đúng như dự đoán của Long Bổn Phục trước đó.
Sinh mệnh của con người thực sự rất bí ẩn, không chỉ hình thể, mà cả âm thanh, mùi hương, thậm chí cả những đồ vật được sử dụng, tất cả đều mang theo tín tức của sinh mệnh. Các thầy toán mệnh cổ đại sử dụng những thứ này đều có suy đoán ra cát hung quý tiện của con người. So với trình độ đạt được của họ, thì lý giải của khoa học hiện đại đối với ‘toàn tín tức’ tế bào của thân thể người quả là vẫn còn chưa theo kịp!
Theo secretchina