Mô hình sân khấu xã hội hóa tiêu biểu

18:49 | 10/02/2022

Có thể coi sự xuất hiện của Sân khấu Lệ Ngọc vào những năm 20 của thế kỷ XXI là một hiện tượng rất tích cực trong đời sống sân khấu tại Việt Nam.

Sân khấu Lệ Ngọc đưa ra được một mô hình sân khấu xã hội hóa tiêu biểu hoạt động liên tục và năng động trên địa bàn cả nước, khu vực và quốc tế, điều mà hầu hết các sân khấu công lập được nhà nước bao cấp 100% kinh phí ở phía Bắc và các sân khấu xã hội hóa ở phía Nam đều chưa làm được.

Sân khấu Lệ Ngọc chủ động đa dạng hóa chương trình kịch mục của mình tới mọi đối tượng khán giả bằng việc mở rộng cửa chào đón nhiều đối tượng nghệ sĩ sáng tạo và diễn viên biểu diễn ở nhiều lứa tuổi, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm và các loại hình sân khấu biểu diễn khác nhau cùng tham gia hợp tác trong các tác phẩm của mình.

Đạo diễn Lê Quý Dương, Ủy viên Ban chấp hành – Hiệp hội Sân khấu Thế giới – ITI/UNESCO, Chủ tịch Diễn đàn Festival Quốc tế – IFF

Sân khấu Lệ Ngọc có ý thức sâu sắc và đầu tư bài bản cho công tác quảng cáo truyền thông và giới thiệu các vở diễn mới với mục tiêu then chốt là hướng tới khán giả, vì khán giả và lấy khán giả làm mục đích cao nhất cho mọi hoạt động của mình. Xa hơn nữa, Sân khấu Lệ Ngọc đã rất năng động xây dựng được cho mình một mạng lưới quan hệ rộng khắp, từ các cá nhân và doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tới các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương để chuẩn bị cho sự ra đời của từng vở diễn. Đó cũng là lý do để mỗi khi có tác phẩm mới ra mắt, Sân khấu Lệ Ngọc cũng đồng thời tổ chức ngay được nhiều hợp đồng biểu diễn, đặc biệt là từ khối các trường học và các cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội lớn. Điều này nhiều nhà hát công lập và đơn vị sân khấu xã hội hóa từ Bắc vào Nam đều có ý thức nhưng không dễ dàng thực hiện.

Nếu hiện tượng xuất hiện của Sân khấu Lệ Ngọc là một “cuộc chơi” nghề nghiệp, mang tính cá nhân của gia đình như vợ chồng NSND Lệ Ngọc vẫn thường nói vậy, thì đây là một “cuộc chơi” đầy đam mê, cố gắng, tốn kém và thực sự đáng kính nể vì không phải bất cứ ai dù có đam mê sân khấu, hay điều kiện tài chính, hay tài năng xuất chúng, hay quan hệ xã hội rộng khắp, cũng có thể có “cuôc chơi”nghề nghiệp như vậy được! Vượt lên trên một “cuộc chơi” nghề nghiệp, những gì Sân khấu Lệ Ngọc đã và đang làm đã đặt ra những vấn đề nghiêm túc đòi hỏi các đồng nghiệp trong nước và đặc biệt là các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cho việc tổ chức và phát triển đời sống sân khấu kịch nói tại Việt Nam hiện nay phải tham khảo, cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo để tìm ra các giải pháp và mô hình mới trong điều kiện vô cùng khó khăn của nghệ thuật sân khấu biểu diễn tại Việt Nam hiện nay.

Nếu chỉ dừng lại ở một “cuộc chơi” nghề nghiệp của cá nhân và gia đình NSND Lệ Ngọc thì có lẽ không đơn vị sân khấu nào vất vả, nỗ lực, tốn kém nhưng vô cùng đáng trân trọng như Sân khấu Lệ Ngọc hiện nay. Tuy nhiên, nếu từ một tầm nhìn trong 10 tới 20 năm tới để vươn lên thành một nhà hát chuyên nghiệp với đẳng cấp thương hiệu quốc gia, khu vực và quốc tế thì Sân khấu Lệ Ngọc sẽ cần phải trả lời nhiều câu hỏi để xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển đồng bộ và toàn diện hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích cuối cùng của gia đình vợ chồng NSND Lệ Ngọc.

Đó là câu hỏi như vợ chồng NSND Lệ Ngọc sẽ định hình và phát triển sân khấu của mình như thế nào trong ít nhất 10 năm tới, khi mà tuổi tác và sức khỏe không cho phép họ lên sàn diễn và đóng nhiều loại vai chính nữa? “Cuộc chơi” sẽ dừng lại hay tiếp tục? Nếu tiếp tục sẽ như thế nào? Sân khấu Lệ Ngọc sẽ chuẩn bị đội ngũ quản lý và sáng tạo kế tục sự nghiệp của mình như thế nào trong tương lai? Nếu chỉ là “cuộc chơi” cá nhân thì không cần suy nghĩ tới điều này. Tuy nhiên nếu là khát vọng xây dựng một nhà hát có tiêu chuẩn và đẳng cấp quốc gia và quốc tế thì điều này rất cần cân nhắc tới.  Và câu hỏi cuối cùng rất quan trọng là nhà nước sẽ hỗ trợ một sân khấu tư nhân như Sân khấu Lệ Ngọc vươn lên đẳng cấp quốc gia và quốc tế như thế nào?

Sân khấu là một loại hình vô cùng khó trên mọi phương diện. Dường như tất cả những khó khăn này đang trút hết lên đôi vai gánh vác của NSND Lệ Ngọc. Chị thực sự là một tấm gương vô cùng đáng trân trọng của một nữ nghệ sĩ diễn viên tài năng hiến dâng trọn vẹn đam mê, trách nhiệm và những khao khát lớn lao cho nghề nghiệp của mình!

Đạo diễn Lê Quý Dương

Ủy viên Ban chấp hành – Hiệp hội Sân khấu Thế giới – ITI/UNESCO

Chủ tịch Diễn đàn Festival Quốc tế – IFF


Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật ‘Khắc ghi lời Bác – vang nhịp quân hành’

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam