Thưởng trà không chỉ là một thú vui, một sở thích. Trà còn như một người bạn tri âm, tri kỷ, như tấm gương soi, như đạo lý làm người. Nhưng người coi trà như tính mệnh, sống cả một đời thanh khiết, thanh bần như thi nhân Dương Vạn Lý có lẽ không nhiều.
Dương Vạn Lý (Năm 1127-1206) là một nhà thơ nổi tiếng thời Nam Tống, tự là Đình Tú, hiệu là Thành Trai, tục gọi là Thành Trai tiên sinh. Năm 8 tuổi ông mất mẹ. Cha ông là Dương Phất tinh thông buôn bán, thường chịu đói chịu khát mua sách về đọc, tích luỹ được 10 năm, cũng được một tàng thư lên tới vài nghìn cuốn. Ông chỉ vào chốn tàng thư nói với Dương Vạn Lý rằng: “Là tâm thánh thiền, sao không nỗ lực?” Dưới ảnh hưởng của cha, Dương Vạn Lý từ nhỏ đã rất nỗ lực học hành, năng bái thầy ham học, chẳng từ nan.
Năm 27 tuổi Dương Vạn Lý đỗ tiến sỹ, ông làm quan trong chiều mấy chục năm, làm quan Thượng Thư, Hữu Tư Lang Trung, Tả Tư Lang Trung. Làm quan cao, nhưng vẫn giữ gia phong cần kiệm, giản dị. Ông vốn ngay thẳng, chính trực, gặp việc dám lên tiếng, vì vậy dẫu học vấn xuất chúng, văn hoa hơn người, nhưng làm quan không thể thi triển tài năng. Chưa đến 70 tuổi ông bèn cáo lão về quê.
Sau khi về nhà, ông áo vải chân trần vỡ ruộng hoang, căn nhà ông ở cũng rách nát. Dương Vạn Lý từ đầu chí cuối đều vô cùng liêm khiết. Những người tới thăm nom thấy nhà ông rách nát, không thể che gió che mưa thì rất cảm động. Một vị quan từng phải thốt lên rằng: “Biết mưu cầu cho nước mà không biết làm lợi cho nhà, biết thương xót dân mà không biết yêu thân, cũng là thiên tính vậy.”.
Dương Vạn Lý có tài học uyên thâm, được tôn xưng là một trong “Tứ đại gia Nam Tống”. Những vần thơ của Dương Vạn Lý đa phần đều liên quan tới trà. Ông một đời yêu thích trà.
Trà tính hàn, uống quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể, vậy nên cơ thể ông trở nên gầy yếu. Ông yêu trà như yêu tính mệnh của mình:
Dạ vĩnh vô miên phi vi trà,
Vô phong đăng ảnh tự hoành tà.
Tạm dịch là:
Đêm không ngủ không phải vì trà,
Không có gió bóng đèn vẫn tự xiên ngang.
Dương Vạn Lý thường uống trà đêm, nên thường mất ngủ, nhưng ông không trách cứ trà.
Ngày muộn cớ chi như dài thêm,
Giấc mộng chưa khổ sợ vị trà.
Gió xuân giải phiền cay sống mũi,
Không sắc, không hoa chỉ có hương.
Nguyên văn Hán Việt:
Trì nhật hà duyên tự cá trường,
Thuỵ hương vị khổ khiếp trà bao.
Xuân phong giải phẫn thi nhân tị,
Phi thái phi hoa chỉ thị hương.
Dương Vạn Lý yêu trà, và điều đáng quý hơn là ông đã ngộ ra chính đạo trong đối nhân xử thế từ ly trà trong xanh, thanh khiết. Ông làm chức tri phủ tại Thường Châu, sau được điều tới Ti quản lý trà muối tại Thường Bình, Quảng Đông, đã sung cả vạn xâu tiền vào ngân khố Thường Châu, tay trắng rời đi.
Khi còn làm quan tại Quảng Đông, ông từng dùng 7000 quan tiền bổng lộc của mình nộp thuế giúp dân nghèo. Dương Bá Nho, con trai ông cũng thanh liêm có tiếng. Khi làm quan tại Quảng Đông sắp mất, ngay cả tiền lo liệu tang sự ông cũng không có.
Suốt một đời Dương Vạn Lý làm quan thanh liêm, chính trực. Sau khi về quê ở ẩn, thi nhân Từ Ki khen ngợi ông rằng: “Cửa thanh liêm như nước, nghèo duy có vàng kim”, vàng kim ở đây là dây ngọc vua ban cho nên ông còn giữ. Đặc tính thanh khiết của trà đã trở thành đạo lý làm người của Dương Vạn Lý.
Cố nhân khí khái như trà thanh khiết,
Cố nhân cốt cách như trà minh tỏ.
Nguyên văn Hán Việt:
Cố nhân khí vị trà dạng thanh,
Cố nhân phong cốt trà dạng minh.
Dương Vạn Lý coi sự thanh nhã, trong trắng của trà như khí chất, cốt cách của người bạn tri tâm, dùng trà để ca ngợi con người. Ông từng nói: “Đọc sách cần biết mùi vị bên ngoài của sách. Không biết vị bên ngoài của sách, mà lại nói rằng ta là người đọc sách, thì không phải.” Có lẽ trà với ông cũng là như vậy. Dương Vạn Lý thưởng trà là thưởng thức dư vị tinh thần thanh khiết bên ngoài ly trà.
Theo Vision Times