Sân khấu sẵn sàng trở lại

15:00 | 24/01/2022

Sau gần 9 tháng tạm ngưng biểu diễn, kịch nói, hát bội và cải lương – các loại hình văn hóa truyền thống – sẵn sàng trở lại trong dịp Tết Nhâm Dần sắp tới.


Vở kịch nói Sài Gòn có một ngã tư diễn dịp Tết này tại sân khấu Hoàng Thái Thanh.

Tết này, sân khấu cải lương sôi nổi với hàng loạt chương trình chúc xuân; các vở diễn được các đơn vị nghệ thuật công lập và xã hội hóa đầu tư tổ chức biểu diễn. Chỉ riêng điểm diễn sân khấu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, nhà hát sẽ mừng xuân với chương trình biểu diễn nghệ thuật quảng bá Cuộc thi Tài năng diễn viên Sân khấu cải lương Trần Hữu Trang vào tối 28-1, chương trình Nghệ sĩ mừng xuân diễn tối mùng 3 Tết, vở cải lương Đứa con họ Triệu lên sàn tối mùng 7 Tết. Cũng tại điểm diễn này, Công ty Giải trí Vũ Luân Entertainment lên đèn 2 vở Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài và Dương Quý Phi vào tối mùng 8, mùng 9 Tết.

Tại Nhà hát thành phố, sân khấu Chí Linh – Vân Hà công diễn vở cải lương Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài (12-2), là chương trình nghệ thuật đặc biệt được vợ chồng nghệ sĩ Chí Linh – Vân Hà đầu tư biểu diễn kỷ niệm 5 năm thành lập sân khấu. Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long cũng lên lịch diễn tại Trung tâm Văn hóa Hậu Giang trong mùng 8 và mùng 9 Tết vở Mạnh Lệ Quân kỳ nữ; Đoàn Cải lương tuồng cổ Tinh Hoa chào xuân bằng chương trình Nghệ sĩ chúc xuân tại rạp Vườn Lài, quận 10; Công ty Tổ chức biểu diễn Thiên Long thực hiện chương trình Rạng ngời sắc xuân vào tối mùng 8 Tết tại Nhà văn hóa Sinh viên TPHCM.

Mấy ngày nay, không khí chộn rộn của các ê kíp đạo diễn, nghệ sĩ, nhạc công, thiết kế sân khấu… tập lại vở cũ, học tuồng, ráp cảnh, chạy đường dây, dựng vở mới sôi nổi khắp các sân khấu. Sự khát khao được làm nghề sau từng ấy thời gian “bó gối nằm nhà” đã khiến các ê kíp muốn cống hiến hết mình cho sàn diễn. Nghệ sĩ Bảo Trí chia sẻ: “Tôi và anh em rất vui khi không khí sân khấu đã nhộn nhịp trở lại. Hy vọng, với những sự khởi đầu sôi nổi, tươi mới ngay từ những ngày đầu năm, lĩnh vực sân khấu sẽ có những thay đổi, bứt phá và phát triển mạnh mẽ hơn”.

NSND Trần Minh Ngọc cho biết: “Đầu năm 2022, TPHCM tổ chức Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2021 đợt 2. Hoạt động này thật sự có tác động rất tốt đối với nghệ sĩ phía Nam. Liên hoan như một cú hích để những người làm sân khấu có thêm động lực làm nghề. Bên cạnh đó, hàng loạt vở diễn, chương trình chào xuân mới được các đơn vị nghệ thuật xây dựng, đầu tư, càng khẳng định thực lực của lực lượng làm sân khấu, dù phải trải qua nhiều khó khăn nhưng sân khấu vẫn luôn có một đội ngũ làm nghề nhiệt huyết”.

Tuy nhiên, theo NSND Trần Minh Ngọc, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực sân khấu tại TPHCM, cần thiết phải có sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật để người làm sân khấu đủ điều kiện làm nghề, ví dụ như cần có không gian biểu diễn tốt hơn, các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ công tác dàn dựng. Công tác sáng tác kịch bản cũng cần sự đầu tư xây dựng đội ngũ tác giả giỏi nghề mang tính bền vững. Hội Sân khấu TPHCM là đơn vị tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp của những người hoạt động sân khấu, cũng cần đẩy mạnh hơn vai trò của hội trong nhịp sống chung của sân khấu thành phố…

Trong 2 ngày 23 và 29-1, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM diễn các trích đoạn phục vụ tại Lễ hội Tết Việt tổ chức ở Nhà văn hóa Thanh niên. Đến tối giao thừa 29 tháng Chạp, nghệ sĩ hát bội sẽ biểu diễn phục vụ bà con huyện Hóc Môn. Đoàn Nghệ thuật Hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh diễn tại Lăng Lê Văn Duyệt vào mùng 7 Tết với Lễ xây chầu đại bội, Ngọc Huỳnh Lân xuất thế và Đức Thượng công Lê Văn Duyệt.
Vang mãi hào khí Tây Sơn
Trung tâm Ca nhạc nhẹ và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật chủ đề Vang mãi hào khí Tây Sơn, có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Thanh Ngân, NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Lê Tứ, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Tú Sương, NSƯT Trung Thảo, NSƯT Lam Tuyền, NSƯT Trọng Phúc, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Ngọc Ánh, Mắt Ngọc, nhóm xiếc TPHCM… Chương trình diễn ra vào 5-2 (mùng 5 Tết) tại sân khấu trước Nhà hát thành phố. Bên cạnh đó, tại Công viên Tượng đài Bác Hồ trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), từ 30-1 đến 4-2 (28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết) điễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống do các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen trình diễn.

Sài Gòn giải phóng


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương