Độc đáo nghề bán cát lư hương dịp Tết Nguyên Đán

10:25 | 20/01/2022

Nghề bán cát lư hương là một nghề đặc biệt ở xứ Quảng, và mỗi năm chỉ có một lần và những ngày cần tết.


Không khí Tết đang len lỏi khắp con đường, ngõ phố. Thế nhưng, những người hành nghề bán cát lư hương ở Đà Nẵng vẫn lầm lũi mưu sinh cho dù cái Tết Nguyên Đán đang đến rất gần. Đối với họ, Tết chỉ về khi có được thu nhập kha khá từ những nỗ lực trong lao động.

Không khí Tết đang len lỏi khắp con đường, ngõ phố. Thế nhưng, những người hành nghề bán cát lư hương ở Đà Nẵng vẫn lầm lũi mưu sinh cho dù cái Tết Nguyên Đán đang đến rất gần. Đối với họ, Tết chỉ về khi có được thu nhập kha khá từ những nỗ lực trong lao động.

Sau ngày rằm tháng Chạp trở đi, dạo quanh các khu chợ lớn ở Đà Nẵng như chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Mới, chợ Đống Đa và những nơi công cộng, kể cả kiệt hẻm…, không khó để tìm mua cát trắng về thay lư hương. Nghề bán cát lư hương là một nghề đặc biệt ở xứ Quảng, và mỗi năm chỉ có một lần và những ngày cần tết. Người bán cát, chủ yếu là người nghèo, họ cũng lặng yên như cát, không mời chào, rao bán ồn ào. Hễ nhìn thấy họ, hầu như tất cả mọi người đều nhớ đến một việc mà bất cứ nhà nào cũng làm một cách thành kính trong dịp cuối năm: thay cát lư hương.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, hằng năm vào ngày Tết. Mỗi nhà đều thay cát vào lư hương (bát hương) thờ cúng ông bà tổ tiên. Cát thay vào lư hương phải là cát trắng, được sàng lọc kỹ lưỡng, phơi khô cho sạch để không còn dính sạn, sỏi thể hiện sự kính trọng với người đã khuất. Theo quan niệm của người xưa, bát hương trên bàn thờ không được tự ý xê dịch vì như thế sẽ động đến phần âm trong gia đình đồng nghĩa với việc sẽ làm xáo trộn cuộc sống hiện tại của gia đình.

Những người bán cát lư hương phải dậy từ từ rất sớm, để kéo xe bò rong ruổi khắp cả phố phường để bán cho kịp chuyến chợ sáng.

Ngày tết, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩa đón may mắn và những điều tốt lành. Tương tự như vậy, dọn bàn thờ, thay cát rút chân nhang vào dịp Tết Nguyên đán, để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, cũng như cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng. Thời điểm tốt nhất để thực hiện việc này là từ 23 tháng Chạp âm lịch đến trước 30 Tết. Do cuộc sống nhiều bận rộn, không có nhiều thời gian để đã cát, phơi. Nắm bắt được nhu cầu lớn của thị trường, những người bán cát với mong muốn tăng thêm thu nhập một ít tiền cho dịp Tết này.

Những người bán cát lư hương phải dậy từ từ rất sớm, để kéo xe bò rong ruổi khắp cả phố phường để bán cho kịp chuyến chợ sáng. Tranh thủ những dịp gần Tết kiếm thêm ít tiền cho gia đình, khi nào bán hết cát thì kéo xe về. Nỗi vất vả của những người dân nghèo, đa phần những người bán cát thay lư hương là ở quê lên thành phố. Ngày thường ở quê đi phụ hồ, chạy xe thồ, xe ba gác, và nhiều công việc khác, không có một nghề ổn định cho cuộc sống.

Cát được phơi đi phơi lại nhiều lần sao cho thật khô rồi mới cho vào bao chờ đến Tết là mang đi bán.

Cát thay lư hương được lấy chủ yếu từ vùng cát Hương An (Quảng Nam) nổi tiếng bởi cát trắng, sạch, hạt nhỏ. Ở Đà Nẵng, cát được lấy ở những vùng biển Thanh Khê, Liên Chiểu, và vùng ven như Hòa Tiến. Cát lư hương được lấy từ đầu tháng Chạp về sàng lọc, rửa, phơi (không phơi nhiều nắng, để tránh bụi) rồi cho vào bao. Cát ở đây trắng mịn, ít tạp chất, không ô nhiễm nên rất dễ thu hút người mua. Tùy từng bao lớn, nhỏ có giá từ 10- 20.000 đồng/bao. Mỗi xe cát khoảng 250 lon, cát được cho sẵn vào bao nilon, từ 3-5 lon, giá mỗi lon 2 ngàn đồng. Tùy theo nhu cầu thay cát lư hương của từng nhà mà mua về thay.

Đắt khách nhất của nghề bán cát là ngày 22 âm lịch, khi ai cũng sửa soạn bàn thờ sạch sẽ để đưa ông Táo về Trời. Những ngày cuối năm trôi như nhanh hơn, những người tìm mua cát ngày càng nhiều hơn và việc mua bán diễn ra một cách âm thầm nhưng chóng vánh.

Nghề bán cát chỉ xuất hiện vào dịp cận Tết ở xứ Quảng.

Vào dịp Tết hằng năm, bà Phúc (quê huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) sau những ngày làm các việc như phụ hồ, bưng bê các quán đến dịp Tết lại chở cát trắng đi bán để kiếm thêm thu nhập. Bà Phúc chia sẻ: “Tôi mua lại cát trắng ở những cửa hàng vật liệu xây dựng, sau đó về rửa sạch, nhặt các hạt cát sỏi đá rồi phơi cho khô. Nếu chẳng may gặp trời mưa liên tục thì phải dùng đến bếp than, củi để phơi. Sau đó bỏ cát vào từng túi nilon để bán cho khách.” Theo bà Phúc cho biết, thì cát lúc lấy về đến lúc mang đi bán phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ gồm đãi, lọc, sàng dưới rổ sàng kích cỡ khác nhau. Phải đảm bảo làm sao cho hạt cát thật mịn, sau đó đem cát đi vút nước, khi thấy nước vút đã trong là được. Công đoạn khác cũng không kém phần vất vả đó là phơi cát, cát được phơi đi phơi lại nhiều lần sao cho thật khô rồi mới cho vào bao chờ đến Tết là mang đi bán. Làm nghề này vất vả nhất là những lúc đãi và sàng cát, bụi bay mù mịt khiến người đãi ho sù sụ. Nếu không chịu khó thì không thể làm được.

Chị Thu (trú phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu) quanh năm lăn lộn với mấy sào ruộng cùng con heo, con gà. Cuối năm, chị cũng kéo xe bò đi khắp các con đường Đà Nẵng để phục vụ cát trắng, chị Thu tâm sự: “Nhà tôi ở gần mỏ cát trắng nên mùa hè, tôi ở nhà làm sẵn cát phơi khô, bỏ bớt tạp chất, đến Tết lại chở xuống Đà Nẵng bán, ngày cũng kiếm được hơn trăm ngàn. Nhưng mấy hôm nay do ảnh hưởng không khí lạnh, thời tiết ở Đà Nẵng mưa kéo dài nên việc chở cát đi bán cũng rất khó khăn. Chị Thu lo sợ nhất là trời mưa cát ướt, không ai mua nên phải che chắn cẩn thận, nếu không coi như hôm đó lỗ ngày công.

Bà Phúc (quê huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) mang cát trắng đi bán để kiếm thêm thu nhập.

Với nhiều người thì năm nào qua rằm tháng chạp cũng mua cát trắng về thay lư hương, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, ông bà. Quan niệm của người dân xứ Quảng cho rằng việc thay lư hương trên bàn thờ rất quan trọng nên họ thường chọn mua loại cát trắng mịn tinh khiết. Một bao cát nhỏ khoản 5 lon giá khoảng 10 nghìn đồng, giá như vậy cũng rất rẻ.

Có lẽ, nghề bán cát thay lư hương chỉ xuất hiện nhiều ở Quảng Nam – Đà Nẵng, các khu vực khác không có tập tục này. Có nơi người dân vẫn đổ lư hương bằng cát vàng, có vùng đổ bằng gạo và có chỗ người ta trộn cả cát lẫn tro. Chỉ riêng tại xứ Quảng cuối năm, thường bắt gặp hình ảnh những người đứng bán cát bên những chiếc xe ba gác đã là một nét văn hóa rất riêng của người dân Quảng Nam – Đà Nẵng. Chỉ là một nghề mưu sinh nhưng công việc của họ mang một ý nghĩa thiêng liên, một suy nghĩ tâm linh từ trong tiềm thức, nhắc nhở mọi người nhớ đến cội nguồn.Riêng những ai lưu luyến, muốn giữ mãi hương vị Tết cứ tiếc rẻ ngóng trông để bắt gặp hình ảnh của những nghề giáp Tết, để thấy lại mùa xuân.

Theo Thời đại


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth