Như thế nào được gọi là ‘tướng phu thê’

9:35 | 31/12/2021

Rất nhiều người khi kết hôn đều xem tuổi, xem bói… để xét vợ chồng tương lai có hòa hợp với nhau không, cuộc sống hôn nhân có hạnh phúc và bền lâu không. Còn có một kiểu xem tướng khác là xem “tướng phu thê”, cũng là một cách để nhìn ra hôn nhân của hai người là thế nào. Tất nhiên những điều này là một chút tìm hiểu, cũng chỉ có tác dụng tham khảo.


Ảnh minh họa: Nutlegal Photographer, Shutterstock.

Hai vợ chồng “từa tựa” như nhau

Hai vợ chồng mà có khuôn mặt giống nhau hoặc là “từa tựa” giống nhau là thuộc loại “tướng phu thê” được biết tới phổ biến nhất. Khuôn mặt của hai người này thường không khác biệt nhiều lắm, ví dụ như biểu hiện ra là hai người đều có khuôn mặt tròn trịa, hai người đều có mũi cao, lông mày đều rậm…

Vợ chồng có tướng mạo kiểu này thường có chí hướng hợp nhau, yêu thích những điều tương tự nhau, tính cách na ná giống nhau nên nói chuyện cũng rất hợp nhau, cuộc sống hôn nhân hòa hợp, ít sóng gió.

Hơn nữa, hai người này ở chung cùng nhau càng lâu thì sẽ càng quý trọng đối phương, bộ dạng cũng sẽ từ từ cải biến, thậm chí về già họ còn giống nhau hơn nhiều so với lúc mới bắt đầu là vợ chồng.

Tướng phu thê “phối hợp”

Có một số cặp vợ chồng đứng cạnh nhau cảm thấy có vẻ “không cân xứng”, nhưng xét từ sự “phối hợp” mà nói thì đây lại không phải điều xấu. Thậm chí nó rơi vào kiểu tướng phu thê “âm dương phối hợp”.

“Âm dương phối hợp” có nghĩa là hai vợ chồng có rất nhiều điểm khác biệt trong tướng người. Ví dụ, hai vợ chồng một người gầy một người béo, một người cao một người thấp, một người mặt to một người mặt nhỏ, một người mắt to một người mắt nhỏ… Âm dương vừa vặn xứng đôi hòa hợp, vì vậy tình cảm của vợ chồng có tướng mạo như thế này thường bền chặt lâu dài.

Ngoài tướng người ra có thể xét đến tính tình: một người chính trực, một người nhu hòa… Kiểu này cũng giúp hôn nhân bền lâu, dễ dàng sống đến “đầu bạc răng long”.

Khuôn mặt có “tỷ lệ giống nhau”

Một số trường phái nhân tướng học chia khuôn mặt của một người làm ba phần gọi là “tam đình”: thượng đình, trung đình và hạ đình. Thượng đình tính từ chân tóc đến khoảng giữa hai đầu lông mày, trung đình tính từ khoảng giữa hai đầu lông mày đến dưới hai cánh mũi, hạ đình là phần còn lại của khuôn mặt tức là phần từ phía dưới hai cánh mũi đến cằm.

Nếu như hai người có tỷ lệ tam đình phân bố giống nhau thì ở một mức độ, vận thế của họ sẽ tương đối giống nhau. Đây cũng biểu hiện là họ có tướng vợ chồng.

Hai người có nền tảng và kinh nghiệm giống nhau thì tính cách và cách đối nhân xử thế cũng sẽ tương đối giống nhau. Do đó hai người có tướng mạo dạng này sống với nhau thường sẽ hòa thuận, không có nhiều mâu thuẫn.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Chỉ thị 39: Đòn bẩy cho tín dụng chính sách ở Đắk Lắk “cất cánh”

Chỉ thị 39: Đòn bẩy cho tín dụng chính sách ở Đắk Lắk “cất cánh”

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đắk Mil cán mốc dư nợ 600 tỷ đồng

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đắk Mil cán mốc dư nợ 600 tỷ đồng

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Ngày hội “Bão Hồng 28” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày hội “Bão Hồng 28” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị