Những lưu ý khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng đã ký

9:58 | 02/12/2021

Trong quá trình thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng, có những tình huống phát sinh khiến cho một bên trong hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện các thỏa thuận và đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Vấn đề này, pháp luật có quy định cho phép một bên tự ý chấm dứt hợp đồng đã ký như thế nào?

 

(Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 401 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Hiệu lực của hợp đồng:

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

  1. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, có nghĩa là một bên trong Hợp đồng chỉ được tự ý sửa đổi, chấm dứt Hợp đồng nếu tại Hợp đồng có quy định về điều khoản cho phép các bên được tự ý thực hiện việc sửa đổi, chấm dứt trong một số trường hợp nhất định. Trường hợp trong Hợp đồng không tồn tại điều khoản nêu trên thì các bên chỉ được sửa đổi hoặc chấm dứt Hợp đồng đã ký khi có sự thỏa thuận riêng về việc sửa đổi, chấm dứt đó hoặc một trong các bên được chứng minh là đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cơ bản của Hợp đồng.

Căn cứ Điều 420 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
  2. b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
  3. c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
  4. d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

  1. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
  2. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
  3. a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
  4. b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

  1. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, một bên trong Hợp đồng nếu muốn sửa đổi hoặc chấm dứt Hợp đồng đã ký kết thì phải thực hiện thỏa thuận và được sự đồng ý của bên còn lại về việc này (có thể thỏa thuận trong hoặc ngoài Hợp đồng đã ký), hoặc phải chứng minh rằng bên kia đã vi phạm điều khoản cơ bản trong Hợp đồng; hoặc phải chứng minh là bên mình đang thực hiện Hợp đồng trong “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” để yêu cầu Tòa án sửa đổi, chấm dứt Hợp đồng đã ký. Ngoài những trường hợp này thì việc một bên nào đó trong Hợp đồng tự ý thay đổi nội dung, hay tự ý chấm dứt Hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại.

Theo quy định này, khi chứng minh rằng mình đang thực hiện Hợp đồng trong hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên bị bất lợi phải làm rõ “hoàn cảnh” đó xảy ra mà các bên không thể nhìn thấy trước hoặc dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng và phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng.“Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” bởi một nguyên nhân khách quan (các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước) đã ảnh hưởng đến bên đó như thế nào. Bên bị bất lợi trong hợp đồng cũng cần xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên đó không thể dự liệu được những thiệt hại phát sinh mà mình gặp phải.

Bên bị ảnh hưởng cần nêu rõ và chứng minh sự thiệt hại đã làm cho doanh nghiệp không thể đạt được mong muốn khi ký và thực hiện hợp đồng với bên còn lại như doanh thu sụt giảm đáng kể, không có khả năng để trang trải tiền thuê mặt bằng, thanh toán lương cho công nhân…

Ngoài ra, bên bị bất lợi trong hoàn cảnh thay đổi cần phải chứng minh và chỉ ra được với đối tác rằng “Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng” cho mình. Và cho dù bên bị bất lợi đã “áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép”, chẳng hạn như thu hẹp hoạt động kinh doanh, giảm số lượng người lao động hay thay đổi phương thức kinh doanh, cấu trúc lại doanh nghiệp nhưng vẫn không thể có doanh thu tương ứng với chi phí để duy trì hoạt động theo hợp đồng đã ký.

Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì Tòa án thẩm quyền để sửa đổi, chấm dứt Hợp đồng đã ký kết theo yêu cầu của bên bị bất lợi, chứ các bên không thể tự ý thay đổi nội dung đã được thỏa thuận trong Hợp đồng.

 

 

Phương Nguyễn (TH)

Video hay

Cùng chuyên mục

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô