Các nhà nghiên cứu ước tính vật thể AH 2018 này có đường kính khoảng 84-190m, theo Hãng tin Sputnik.
Đây không phải là lần đầu tiên một tiểu hành tinh có tên 2018 AH bay ngang qua Trái đất. Vào năm 2018, tiểu hành tinh này đã đi ngang qua Trái đất với khoảng cách 296.758km, bằng 3/4 khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng nó không được chú ý do quá mờ.
Tiểu hành tinh 2018 AH được các nhà nghiên cứu cho rằng giống với tiểu hành tinh Tunguska. Ngày 30/6/1908, Tunguska phát nổ ở sông Podkamennaya Tunguska ở Siberia (Nga). Lực nổ trong bầu khí quyển cách Trái đất vài km lên tới 12 megaton, lớn hơn sức công phá do bom nguyên tử gây ra.
NASA đã phân loại AH 2018 là một vật thể gần Trái đất. Thiên thể này đã được xếp vào loại Apollo – cấp độ nguy hiểm nhất.
Tiểu hành tinh 2018 AH có quỹ đạo giao nhau với Trái đất, gây nguy cơ va chạm. Tuy nhiên, NASA cho biết ít có khả năng thiên thể va chạm với Trái đất.
2018 AH sẽ là tiểu hành tinh lớn nhất được biết đến đi qua rất gần Trái đất. Sau AH 2018, một tiểu hành tinh khổng lồ khác dự kiến sẽ đi ngang qua Trái đất vào năm 2028. Đó là tiểu hành tinh 2001 WN5, có kích thước dài gần 1km.
ĐT/Tổng hợp