Siêu núi lửa ngoài hành tinh bắn tung đá đến tận Trái Đất

13:56 | 23/11/2021

Một phần lớn trong số 317 thiên thạch Sao Hỏa từng rơi xuống Trái Đất có thể đến từ vụ phun trào của siêu núi lửa ngoài hành tinh Tharsis cách đây 1 triệu năm.


Tooting là siêu núi lửa lớn nhất Sao Hỏa và có thể là lớn nhất hệ Mặt Trời. Khoảng 1 triệu năm trước, một tiểu hành tinh đã va chạm vào hành tinh đỏ và kích hoạt vụ phun trào khủng khiếp từ siêu núi lửa này, theo một nghiên cứu mới công bố trên Nature Communications.

Siêu núi lửa
Bản đồ thể hiện các miệng núi lửa và miệng hố va chạm trên Sao Hỏa – Ảnh: Nature Communications

Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia thiên thạch Luke Daly từ Đại học Glasgow cho biết Tharsis là một ngọn núi lửa khổng lồ cổ đại, thật ra gồm hàng nghìn ngọn núi lửa riêng lẻ hợp thành với tổng diện tích gần gấp 3 lần diện tích nước Mỹ. Nó được kiến tạo trong hàng tỉ năm bằng vô số lần bơm magma, nặng đến mức khi hình thành đã làm nghiêng hành tinh tới hơn 20 độ.

Theo National Geographic, manh mối về vụ siêu phun trào của Tharsis đến từ các thiên thạch Sao Hỏa được tìm thấy trên Trái Đất, đặc biệt là một mảnh nặng tới vài kg rơi xuống Maroc năm 2011. Hầu hết thiên thạch Sao Hỏa thuộc một nhóm gọi là shergottit. Hầu hết chúng đều là đá núi lửa có thành phần tương tự, nhưng một số ít, được gọi là “shergottit cạn kiệt”, chứa những dấu hiệu hóa học kỳ lạ.

Những “shergottit cạn kiệt” thiếu các nguyên tố như neodymium và lathanum, vốn không thích liên kết với các khoáng chất trong lớp phủ của Sao Hỏa. Đá bề mặt sẽ chứa 2 nguyên tố nói trên, trong khi đá lớp phủ thì không. Như vậy shergottit cạn kiệt chính là đá lớp phủ.

Chỉ có 2 cách để đá lớp phủ của một hành tinh có thể di chuyển lên bề mặt, để rồi bị bắn tung đến hành tinh khác: do kiến tạo mảng xáo trộn vật liệu sâu của lớp phủ lên trên, hoặc do một luồng phun trào dữ dội mang vật liệu từ sâu trong lòng hành tinh lên bề mặt. Sao Hỏa không có kiến tạo mảng như Trái Đất, như vậy shergottit cạn kiệt chỉ có thể được đưa lên bề mặt bởi một vụ phun trào núi lửa.

Vụ phun trào ấy mạnh tới nổi đã bắn tung đá đến tận Trái Đất, cho thấy đó là một siêu núi lửa mà theo tính toán của các nhà nghiên cứu, là ngọn núi lửa mạnh nhất hệ Mặt Trời. Tàn tích của Tharisis hiện nay là một miệng núi lửa khổng lồ tên Tooting mà NASA có ý định “chăm sóc” chu đáo.

Theo Người lao động

Video hay


Cùng chuyên mục

Phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh ở Chi nhánh khai thác Đường sắt Nghệ Tĩnh

Phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh ở Chi nhánh khai thác Đường sắt Nghệ Tĩnh

Hơn 200 đại biểu tham dự Hội nghị Khoa học Quốc gia về Thực phẩm chức năng tại TP.HCM

Hơn 200 đại biểu tham dự Hội nghị Khoa học Quốc gia về Thực phẩm chức năng tại TP.HCM

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Ngày hội “Bão Hồng 28” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày hội “Bão Hồng 28” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Aqua Pharm tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025

Aqua Pharm tiếp tục được vinh danh Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025