GDP giảm sâu kỷ lục, kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam?

14:36 | 09/10/2021

2021 là một năm khó khăn và thử thách với nền kinh tế Việt Nam. GDP quý 3/2021 giảm sâu nhất trong lịch sử với mức tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia Việt Nam và Thế giới dự báo trong quý 4 GDP có thể đạt 4% nhờ vực dậy nền kinh tế và đặt kỳ vọng vào 2022 tăng trưởng 6,8%.

Ngành mũi nhọn giảm tăng trưởng

Dưới tác động của Covid-19, đợt dịch thứ 4 đã tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức GDP giảm sâu nhất kể từ năm 2000.

Nguồn: Viettimes

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.

Các ngành quan trọng đều giảm trong quý 3: Công nghiệp chế biến giảm 3,2%, xây dựng giảm 11,4%, thương mại giảm 19,9%, vận tải giảm 21,1%, thủy sản – 4,9%.

Sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng mạnh đến tháng 6, nhưng tháng 7 chậm lại và suy giảm vào tháng 8, 9. Tổng kết xuất khẩu ước tính tăng 18,8% trong 9 tháng đầu năm.

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Chỉ tính tới tháng 9 năm 2021 có tới hơn 90.000 doanh nghiệp rút lui khỏi hiện trường. Đánh giá chung về tình hình kinh tế, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ :“Đến năm nay, tiền tiết kiệm người lao động cũng xài hết rồi, doanh nghiệp cũng hết nguồn lực, và khi giãn cách kéo dài như vậy thì đây không còn là tổn thương tạm thời nữa mà đó là suy sụp hệ thống.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Đại học Fulbright

Tuy nhiên vẫn còn sự lạc quan vào nền kinh tế vĩ mô vẫn được ổn định và duy trì, cán cân thanh toán tổng thể vẫn thặng dư, dòng vốn FDI chảy đều vào Việt Nam và mức thâm hụt ngân sách vẫn chưa quá lớn. Những điều này đã tạo bước tiền đề để Việt Nam vực dậy vào quý 4/2021.

Dự báo GDP quý 4/2021

Các chuyên gia của Mirae Asset nhận định rằng, Việt Nam đã kịp thời chuyển từ chiến lược Zero Covid sang “sống chung với Covid”. Cụ thể, Việt Nam đang dần nới lỏng giãn cách và mở cửa từng phần tại các địa phương kiểm soát dịch tốt, đẩy mạnh tiêm vaccine, ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định rằng sự suy giảm GDP trong quý 3 chỉ là nhất thời, GDP sẽ đảo chiều khi các biện pháp mở cửa thị trường được kích hoạt. Ông Lộc cũng đề xuất những phương án để mở cửa nền kinh tế, trong đó ông có nhấn mạnh việc “Sống chung an toàn với Covid”, tránh lúc “đóng” lúc “mở”, lúc “siết” lúc “buông”.

Bên cạnh đó, lãnh đạo VIAC cho rằng doanh nghiệp chính là yếu tố chính để phát triển nền kinh tế nên nhà nước nên có các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp. 

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

Tình hình dịch Covid ổn định thúc đẩy GDP tăng trưởng trở lại, đặt kỳ vọng vào đầu tư công và dòng vốn FDI để vực dậy nền kinh tế 3 tháng cuối năm 2021. Ông Fred Burke, Fouder Baker McKenzie VietNam đã có những chia sẻ tích cực về nguồn vốn FDI của Việt Nam hiện tại: 

Việt Nam đang có nhiều chính sách giữ chân các nhà đầu tư FDI hiệu quả, thì những chính sách ấy cũng chính là công cụ thu hút nhiều nhà đầu tư mới đến Việt Nam. Điều quan trọng hiện giờ là Chính phủ phải có những cam kết hỗ trợ và chính sách hiệu quả để giữ chân nguồn vốn FDI hiện có”. 

Theo ông Fred Burke, Việt Nam nên thực hiện song song các chính sách “giữ chân” những nhà đầu tư FDI hiện tại và tìm cách thu hút nguồn FDI mới vì nước ta là một điểm đến rất hấp dẫn với các nhà đầu tư về lâu dài.

Ông Fred Burke, Fouder Baker McKenzie VietNam

Hiện tại, dòng vốn FDI tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định giữa bối cảnh làn sóng Covid-19. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2021, FDI giải ngân đạt 13,28 tỷ USD ( giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong khi đó, FDI đăng ký đạt 18,92 tỷ USD (tăng 22,3% so với cùng kỳ ), bao gồm vốn đăng ký mới là 12,5 tỷ USD (tăng 20,6%) và vốn đăng ký tăng thêm là 6,4 tỷ USD ( tăng 25,6%).

Triển vọng tăng trưởng năm 2022

Mirae Asset chỉ ra rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mức hồi phục 5,7% dựa trên một số giải pháp:

  • Dòng vốn FDI kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát. 
  • Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công.
  • Đưa ngành xuất khẩu trở lại quỹ đạo ban đầu khi các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trở lại và thị trường có nhu cầu lại.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam.

Song, Việt Nam vẫn cần cảnh giác với một vài rủi ro chính với triển vọng tăng trưởng. Trước hết, số ca nhiễm có thể tăng khi Việt Nam mở cửa kinh tế trở lại và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới.

LKLinh Tổng hợp


Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu