Người dân muốn ra, vào TP Hà Nội cần những loại giấy tờ gì?

9:34 | 02/10/2021

Từ 6h ngày 21-9, Hà Nội thực hiện chỉ thị số 15 để phòng dịch COVID-19. Theo đó, khu vực nội đô sẽ bãi bỏ giấy đi đường. Tuy nhiên, Công an Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ thủ đô để kiểm soát các nguồn lây từ bên ngoài.


Ảnh minh hoạ.

Vậy, người dân muốn ra vào Hà Nội từ ngày 21-9 cần giấy tờ, thủ tục gì?

Đối với người ở tỉnh, thành phố khác vào thành phố: Người làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động cần có giấy xác nhận làm nhiệm vụ, công việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.

Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: Cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.

Đối với các trường hợp khác: Người ở tỉnh, thành phố khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa, đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày); đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố…; đối với lễ tang tổ chức ngoài thành phố cần có danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ và cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17.

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24-7-2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Đối với người di chuyển từ Hà Nội về các địa phương khác, người dân cần nắm rõ quy định tiếp nhận của từng địa phương nơi người dân đến, có thể gọi điện trước cho y tế phường, hoặc xã tại địa phương cư trú để nắm rõ quy định về tiếp nhận và cách ly khác nhau của mỗi địa phương.

Hiện nay, hầu hết các địa phương đều yêu cầu các giấy tờ đi đường chính như: Kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 3 ngày hoặc kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính; chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân; thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và Quy định 5K… Nếu chưa có giấy đi đường, các cán bộ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát sẽ liên hệ với địa phương để có hình thức giám sát, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.

 

Đ.T

Video hay

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024