Bảo vệ vùng xanh?

12:06 | 27/09/2021

“Bảo vệ vùng xanh” bằng cực đoan và kỳ thị?

Nếu khu vực bạn hết giãn cách, bạn đừng nghĩ đến việc tung tăng đi lại với các địa phương khác vội. Khi mà việc kỳ thị giữa một số địa phương “vùng xanh” dành cho những người trở về từ những vùng “đã từng đỏ” vẫn còn.

Chị bạn từ Hà Nội về thăm bố bệnh nặng ở Thái Nguyên, kể cả khi Hà Nội được đi lại, chốt Thái Nguyên kiên quyết không cho vào. Lý do: “Chúng tôi phải bảo vệ vùng xanh”. Nửa đêm, xe phải quay đầu về Hà Nội.

Có thể các ông có cái lý của các ông, rằng phải bảo vệ dân an toàn; rằng phải bảo vệ cái ghế cho vững khi đã xanh thì đừng vàng đừng đỏ. Nhưng, đâu thể biến địa phương mình thành “quốc gia riêng” như thế?

Đấy chưa kể, còn giao thương, còn phát triển, cứ thế suốt thì sẽ xanh đấy, nhưng là xanh cỏ!

Hôm trước, một bệnh nhân ung thư đi khám ở Hà Nội, về địa phương cũng kiên quyết không cho người ta vào. Chưa bàn chuyện tình người có hay không, mà hỏi xem các ông làm vậy có đúng với chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ hay không đã.

Dịch bệnh không ai mong muốn. Người dân vùng dịch cũng đã chịu bao mất mát, bao khốn đốn, giờ bị gây khó khăn, chịu thêm sự kỳ thị ngay chính trên quê hương mình khi cực chẳng đã phải về, khổ chồng thêm khổ.

Tôi hiểu, nhiều địa phương còn thiếu vắc xin trầm trọng, nên việc dễ dãi đón người từ vùng dịch là điều không thể và không nên. Trong khi những đau thương mất mát từ dịch bệnh thời gian qua chúng ta đã thấy rồi.

Chúng ta hoàn toàn thông cảm cho việc kiểm soát nghiêm ngặt của địa phương khi mà tiềm lực của họ không đủ nếu dịch bệnh tràn đến.

Nhưng cách làm máy móc đến mức mù quáng, thậm chí tàn nhẫn với đồng bào, khó có thể chấp nhận được. Mà quan trọng là, việc đó cũng không đúng với công tác phòng chống dịch nữa.

Không phải là tất cả, vì thời gian qua, khá nhiều địa phương đón con em trở về như một sự chia sẻ lớn đối với vùng dịch và họ đã thực hiện công tác phòng chống dịch rất tốt.

Đó cũng là điều các địa phương “quốc gia riêng vùng xanh” nên suy nghĩ để bớt sự máy móc, cực đoan và kỳ thị của mình lại.

Dịch bệnh không chỉ là con vi rút, mà còn trong cách ứng xử của đồng bào với nhau nữa đấy!

Hoàng Nguyên Vũ

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của người Bru-Vân Kiều

Quảng Bình: Gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của người Bru-Vân Kiều

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

GIÁO SƯ VIỆN SĨ HỒ SỸ VỊNH, NHÀ VĂN HÓA HỌC TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO

Giới trẻ háo hức check-in tại Ligi Sa Đéc nhân ngày khai trương

Giới trẻ háo hức check-in tại Ligi Sa Đéc nhân ngày khai trương

Ký sự: “Cổng trời” Mường Lống rạo rực đón Xuân

Ký sự: “Cổng trời” Mường Lống rạo rực đón Xuân

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Xây dựng đề án phát triển hệ thống các trường cho con em dân tộc thiểu số

Khai mạc Hội chợ Công nghệ – Thiết Bị tỉnh Bình Thuận 2023

Khai mạc Hội chợ Công nghệ – Thiết Bị tỉnh Bình Thuận 2023

Cần Thơ: Tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư

Cần Thơ: Tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Du lịch làng nghề cần ‘đánh thức’ tiềm năng sẵn có ở các địa phương – Hiệu quả kép trong phát triển kinh tế

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Du lịch làng nghề cần ‘đánh thức’ tiềm năng sẵn có ở các địa phương – Hiệu quả kép trong phát triển kinh tế

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp