Cao Bằng: Cần lắm một phán quyết công tâm

9:41 | 22/09/2021

Vụ án “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” tại huyên Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đặt ra một câu hỏi là liệu có bỏ sót tội phạm? Và hai chi tiết quan trọng trong vụ án không được tranh tụng đến hồi kết, đó là “cân nặng”“giá trị thực của trâu”. Cuối cùng, điều băn khoăn nhất là “điều kiện thi hành án” của bị cáo!? Tất cả vấn đề trên từ một bản án sơ thẩm đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vùng biên giới.

Ngày 29/7, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”, TAND huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã tuyên phạt Đinh Thị Niềm 5 năm tù và Lương Văn Hội 3 năm tù. Bị cáo Đinh Thị Niềm đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, vì cho rằng mức hình phạt đối với bị cáo là chưa hợp lý, có dấu hiệu bỏ sót tội phạm trong quá trình  tố tụng,  điều tra, truy tố, xét xử của cấp sơ thẩm.

Theo cáo trạng của VKSND huyện Trùng Khánh, do muốn có tiền công từ việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, ngày 31/08 và ngày 01/09/2020, Đinh Thị Niềm và Lương Văn Hội đã đã có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa (21 con trâu) từ thị trấn Trùng Khánh đến khu vực mốc biên giới, với mục đích để đưa sang Trung Quốc. Khi trâu được đưa đến khu vực Lũng Thoang thuộc xóm Bản Mài, xã Ngọc Côn, cách biên giới Việt Nam – Trung Quốc khoảng 200m thị bị lực lượng chức năng phát hiên. Vật chứng thu giữ gồm 15 con trâu có tổng giá trị 525.140.000 đồng (theo Kết luận định giá tài sản số 28 ngày 02/11/2020 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Trùng Khánh). Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo không xuất trình được giấy tờ, tài liệu có liên quan đến số trâu trên để xuất sang Trung Quốc.

Ngày 20/04/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trùng Khánh đã ra văn số 36/KLĐT kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố: Bị can Đinh Thị Niềm và Lương Văn Hội về tội danh: “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.

Tại bản cáo trạng số 49/CT-VKSTK ngày 3/6/2021,Viện KSND huyện Trùng Khánh đã ra quyết định Truy tố ra trước TAND huyện Trùng Khánh để xét xử các bị cáo Đinh Thị Niềm và Lương Văn Hội về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật hình sự.

Với bản án sơ thẩm trên bà Đinh Thị Niềm đã làm đơn kháng cáo lên cấp Tòa phúc thẩm. Cụ thể, theo đơn kháng cáo, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được vai trò, trách nhiệm của bà Mạc Thị Hằng trong vụ án này. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã không xem xét đến mối quan hệ giữa bà Hằng và ông Thụ; nguồn gốc số trâu mà ông Thụ chăn thả tại bãi của mình và bà Hằng đã trao đổi gì với ông Thụ về việc giao trâu cho bị cáo Hội. Ngoài ra, khi được bà Hằng cho số điện thoại và liên lạc, anh Hội đến bãi chăn thả gặp ông Thụ nhận trâu đồng thời tìm kiếm phương tiện để vận chuyển số trâu này chứ không có trao đổi hay thỏa thuận gì với ông Thụ. Việc giao nhận trâu này cũng không có bất kỳ sự ràng buộc nào giữa hai người.

Như vậy, nguồn gốc số trâu là vật chứng trong vụ án đã không được các Cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Đồng thời cũng không xem xét có hay không sự liên quan, vai trò đồng phạm của bà Hằng trong vụ án. Từ đó, có thể đặt nghi vấn về dấu hiệu bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, bỏ lọt người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thêm nữa, trong đơn kháng cáo, Đinh Thị Niềm cũng cho rằng Hội đồng xét xử đã nhận định không khách quan. Số tiền 1.000.000 đồng bị cáo đưa cho Hội không phải là khoản tiền công thuê vận chuyển. Bản thân Niềm và Hội có quan hệ họ hàng (Hội gọi Niềm là dì), gia đình Hội rất khó khăn, Hội không có công ăn việc làm ổn định lại có con nhỏ nên Niềm đưa tiền để giúp đỡ cháu mình. Còn số tiền 800.000 đồng để trả tiền xe cho Đoàn, Hội khai là Niềm đưa số tiền trên cho Hội là không đúng. Tuy nhiên, HĐXX chỉ dựa vào lời khai của hai người nhà Hội, không xem xét đến lời khai của bị cáo Niềm mà vội vàng kết luận bị cáo liên hệ vận chuyển trâu và trả công cho Hội là không khách quan.

Bị cáo cũng cho rằng mình chỉ là người làm thuê cho Mạc Thị Hằng và người phụ nữ Trung Quốc, trâu không phải là của bị cáo. Trong quá trình giải quyết, bị cáo luôn thành khẩn khai báo, bản thân có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, hơn nữa đang trong quá trình nuôi con nhỏ. Ngoài ra, bị cáo cũng đã tạm nộp số tiền 600.000.000 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trùng Khánh và đủ khả năng tài chính để đảm bảo cho việc thi hành hình phạt tiền của mình. Tuy nhiên, HĐXX lại cho rằng bị cáo không có điều kiện thi hành án và tuyên phạt 05 năm tù là không hợp lý.

Luật sư Thái Thị Khánh Linh – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Để có một góc nhìn khách quan từ bản án sơ thẩm trên, phóng viên có tham khảo ý kiến Luật sư Thái Thị Khánh Linh – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và được Luật sư Linh cho biết: Từ những thông tin, tài liệu trên báo chí và do bà Đinh Thị Niềm cung cấp, tôi có một số quan điểm như sau:

  1. Về nguồn gốc số trâu và dấu hiệu của việc bỏ lọt ti phạm:

Việc bà Hằng không thừa nhận mình là chủ sỡ hữu của số trâu cần phải được xác minh, làm rõ do anh Hội nhận số trâu từ ông Thụ thông qua bà Hằng. Xem xét đến mối quan hệ giữa bà Hằng và ông Thụ là như thế nào? Lời khai của ông Thụ về việc nhận số trâu này từ ai, ở đâu, từ thời gian nào? Bà Hằng đã nói gì với ông Thụ về việc giao trâu cho anh Hội?

Tiếp đó, việc giao nhận trâu giữa ông Thụ và anh Hội thể hiện dưới hình thức nào? Anh Hội và ông Thụ không quen biết và cũng chưa từng liên lạc với nhau trước đó. Sau khi được bà Hằng cho số điện thoại và liên lạc, anh Hội đến bãi chăn thả gặp ông Thụ nhận trâu và tìm kiếm phương tiện để vận chuyển số trâu này chứ không có trao đổi hay thỏa thuận gì với ông Thụ. Trong khi 21 con trâu là một tài sản có giá trị lớn, vì vậy một người bình thường không thể giao tài sản có giá trị lớn cho người chưa từng quen biết mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào.

Mặt khác, theo lời khai của bà Niềm, sau khi sự việc bị lực lượng chức năng phát hiện, bà Hằng có liên hệ để hỏi thông tin và nhờ bà Niềm bỏ tiền chuộc lại số trâu đã bị bắt giữ. Do không phải trâu của mình và bản thân cũng không trực tiếp nhận vận chuyển trâu nên bà Niềm đã từ chối. Theo đánh giá, lời khai này là có cơ sở và cần được xác minh, làm rõ bởi trong trường hợp chủ sở hữu khi bị mất đi tài sản có giá trị thường nảy sinh tâm lý tiếc nuối và sốt sắng cho tài sản của mình. Việc liên lạc để hỏi thông tin và biện pháp để giữ tài sản là phù hợp với tâm lý của chủ sỡ hữu.

Như vậy, nguồn gốc số trâu là vật chứng trong vụ án đã không được các Cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ để làm căn cứ giải quyết. Đồng thời, cũng không xem xét có hay không sự liên quan, vai trò đồng phạm của bà Hằng trong vụ án. Từ đó, có thể đặt nghi vấn về dấu hiệu bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, bỏ lọt người phạm tội của các Cơ quan tiến hành tố tụng.

  1. Về số tiền mà bà Niềm đưa cho anh Hội:

Theo bà Niềm, số tiền 1.000.000 đồng mà bà đưa cho anhHội không phải là khoản tiền công do việc thuê vận chuyển. Số tiền này là bà Niềmcho con của anhHội, vì hoàn cảnh gia đình anh Hội khó khăn, bản thân không có công ăn việc làm lại còn nuôi con nhỏ.

Việc các Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào lời khai của anh Hội, cho rằng bà Niềm là chủ của số trâu và trả 1.000.000 đồng tiền công do thuê anh Hội vận chuyển là chưa thật sự thuyết phục và có phần thiếu khách quan. Bởi nếu đây là khoảntiềncông,thì việc vận chuyển 21 con trâu qua biên giới, với số người dắt và phương tiện vận chuyển nhưng tiền công chỉ1.000.000 đồng là quá thấp và không hợp lý.

  1. Về vấn đề định giá:

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 30/2018/NĐ-CP ngày 7/3/2018 quy định về định giá trong tố tụng hình sự thì Căn cứ vào loại tài sản; thông tin và đặc điểm của tài sản; tình hình khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Hội đồng định giá thực hiện định giá tài sản theo tiêu chuẩn về thẩm định giá, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ và các tiêu chuẩn, phương pháp định giá quy định tại pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản cn định giá” 15 con trâu bị đồn biên phòng Ngọc Côn thu giữ phải định giá theo quy định tại Luật chăn nuôi, Luật thú y, …, nhưng các Cơ quan tiến hành tố tụng đã không tuân theo các luật chuyên ngành này để định giá. Ngoài ra còn dùng phương pháp đo vòng cổ, vòng bụng của trâu để tính giá trị tiền là không đúng vì Nghị định 30/2018 nêu trên quy định vềđịnh giá không cho phép, trong khi đó phương pháp cân trọng lượng 15 con trâu lại không được sử dụng.

Tại Kết luận định giá tài sản số 28/KL-HĐĐGTS ngày 02/11/2020, Hội đồng định giá kết luận 15 con trâu có giá trị 525.140.000 đồng. Bà Niềm cho rằng, kết luận định giá này không khách quan và vô lý, cao hơn thực tế giá thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi của bà. Hội đồng định giá chỉ dựa trên các số đo mà không tiến hành cân trọng lượng để xác định trọng lượng trâu. Mặt khác, việc Hội đồng định giá chỉ áp giá thị trường huyện Trùng Khánh để kết luận là chưa đầy đủ và thiếu khách quan, vì khi bán chỉ định 12 con trâu (xử lý vật chứng) thì giá bán chỉ với 200.000.000 đồng, vậy 03 con trâu còn lại không thể có giá trị 300.000.000 đồng để tương đương với giá trị theo kết luận định giá. Trong quá trình giải quyết vụ án,bà Niềm có đề nghị tiến hành định giá lại nhưng đã không được các Cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận.

  1. Về việc áp dụng hình phạt:

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về việc áp dụng hình phạt tiền trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng hình phạt tiền trên thực tiễn còn mang tính tùy nghi, tùy thuộc vào những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà chưa có hướng dẫn pháp luật cụ thể về các căn cứ để lượng hình phù hợp, đảm bảo tính công bằng trong xét xử. Do đó, trong quá trình áp dụng hình phạt tiền trên thực tiễn hiện đang có những khó khăn, vướng mắc. Một trong những điều kiện áp dụng hình phạt tiền là khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của chủ thể thực hiện tội phạm.

Trong vụ án, bà Niềm đã thành khẩn khai báo, bản thân có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và đang nuôi con nhỏ. Ngoài ra, bà Niềm cũng đã tạm nộp số tiền 600.000.000 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trùng Khánh để đảm bảo cho việc thi hành hình phạt tiền của mình. Vấn đề này có thể được cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết.

Như vậy, bị cáo và người dân tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới rất cần một bản án công bằng để mang tính giáo dục và răn đe cho những người đã phạm tội và những người chưa phạm tội biết được rằng Tòa án xét sử rất công bằng và minh bạch.

Thế Hiếu – Minh Đức

Cùng chuyên mục

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024