Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày Vu Lan báo hiếu trùng với ngày này xá tội vong nhân của phong tục, và cũng là nét đẹp văn hóa của người Á Đông. Khoảng gần 60 năm nay trong lễ Vu Lan nếu chúng ta đi chùa sẽ thấy mọi người cài lên áo bông hồng màu đỏ, hồng, nó mang một ý nghĩa những ai con mẹ, còn cha.
Công cha nghĩa mẹ đong đầy
Vu Lan báo hiếu mong người đừng quên!
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Đây là ngày lễ hàng năm tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thành thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm đến tận cỏi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Cũng theo kinh Vu Lan bồn, Mục Liên quay về tìm phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “ Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tang khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hảy sắm sử lễ cúng vào ngày đó” Làm theo lời phật, mẹ của Mục Liên được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này ( Vu Lan – Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Trong những ngày này khi lên chùa, chúng ta se không xa lạ khi chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động: dù già hay trẻ, trai hay gái đến dự lễ Vu Lan đều thành kính và tràn ngập trong cảm xúc khi được một bông hoa hồng cài lên ngực áo. Nghi thức bông hồng cài áo theo GS -TS Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.
Bông hoa hồng với ý nghĩa và biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về cha, mẹ và cài lên ngực hoa hồng như thể hiện sự kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Đó là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc cha mẹ. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình mỗi khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, đó là biểu tượng của việc còn Mẹ – còn cha. Còn ai đã không may mắn mất mẹ thì cài hoa trắng.
Người sẽ tự hào vô cùng khi có hoa hồng cài lên áo vì trên đời này còn có Mẹ – có cha. Qua đó cũng để nhắc nhở về công ơn cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng màu trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời. Đó cũng như là lời nhắc nhở rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.
Từ khi cất tiếng khóc chào đời, hai vai đã mang nặng công ơn sinh thành dưỡng dục của Mẹ Cha muôn đời cũng không kể được. Công ơn Mẹ Cha, một đạo lý sâu sắc nhất mà mỗi con người chúng ta ai cũng phải nghĩ đến. Nhớ câu tục ngữ “Nước mắt chảy xuôi”; “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”; “Có cha có mẹ thì hơn, Không cha không mẹ như đờn đứa dây”… để nói về tình cảm Cha nghĩa Mẹ đối với con cái vô bờ bến. Vậy mà thời nay, chúng ta không ít biết được trên thông tin đại chúng những tin bi kịch gia đình, con cái bỏ rơi, hắt hủi cha mẹ, con cháu chém giết ông bà cha mẹ chỉ vì chút vật chất, để thỏa mản mong muốn của mình. Có lẽ xã hội càng phát triễn, càng văn minh, thì con người càng bị lôi cuốn vào những vòng quay của trăm, ngàn lối sống, cách nhìn, cách nghĩ và cách làm về vật chất nhiều hơn tình nghĩa. Khi nghĩa đã đi xa mà chữ “Hiếu” không vẹn tròn, thì làm sao có thể trọn vẹn trách nhiệm công dân với với gia đình, quốc gia, dân tộc, với tổ quốc. Làm sao có thể sống đúng nghĩa là một “con người” với đầy đủ chân – thiện – mỹ.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp ở nước ta, chúng ta không thể đến các chùa để cầu nguyện cho cha cho mẹ chúng ta được thì hãy phát tâm cầu nguyện và sống cho thật tốt, sống có ý nghĩa bằng việc thực hiện tốt bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình cộng đồng để chống lại đại dịch. Khi chúng ta được cài một bông hồng lên ngực áo, thật gần với trái tim, và có lẽ chúng ta cũng cảm nhận rõ hơn bao giờ hết, mỗi người chỉ có một cha, mẹ, có một gia đình, mất đi những cái đó khó có thể có lại. Vì thế cha mẹ là tài sản, là di sản yêu thương nhất để lại cho mỗi cuộc đời chúng ta.
Xuân Vinh