CON TRÂU TRONG TÁC PHẨM DANH HỌA PICASSO

9:40 | 10/06/2021

 Pablo Picasso (1881–1973), được coi là nghệ sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm của ông được cho là đã thay đổi bộ mặt của nghệ thuật hiện đại (Les Demoiselles d’Avignon,1907)), hoặc đã trở thành một biểu tượng phổ quát về sự vô nhân đạo của con người đối với con người, biểu tượng của phong trào phản chiến (Guernica,1937). Đặc biệt, ngay từ thuở lên 8, Picasso đã vẽ bức tranh đầu đời  “Kỵ sỹ đấu bò” như là một bằng chứng về tài năng thiên phú, đồng thời đánh dấu sự khởi đầu cho một mối bận tâm gắn liền của ông với đề tài đấu bò tót – hình ảnh được xem là biểu tượng của xứ sở Tây Ban Nha, quê hương của ông. Thế nhưng, bên cạnh đó, Con Trâu cũng là một đề tài ông rất ưa chuộng và thể hiện qua nhiều tác phẩm vô cùng độc đáo. 

Đầu trâu quay sang trái (1948)

 Vậy, bằng cách nào, con trâu đã bước vào sự nghiệp Picasso? Hẳn có khá nhiều lý do khách quan để giải thích về điều đó, nhưng chinh xác hơn cả: trong  Thời kỳ Ảnh hưởng Châu Phi của Picasso (1907–1909)  đã mở ra cho ông một khúc ngoặt hết sức quan trọng, mà trong đó, có thể hình tượng con trâu đã trở nên thân thuộc, gắn bó từ  những sưu tập không chỉ mặt nạ châu Phi mà còn cả các loại điêu khắc  thổ dân, để ông rút tỉa, ứng dụng và biến hóa thành công những hiệu ứng nghệ thuật vào sáng tác của mình. Đến nay, nhìn lại kho tàng tác phẩm và di sản đồ sộ của Picasso, ta có thể nhắc đến những tác phẩm mang hình tượng con trâu trong không ít trong những tác phẩm mỹ thuật và điêu khắc của ông.

Con Trâu (1936)

 Đó là bức tranh có tên có tên Bảng pha màu và đầu Kim ngưu  được ông vẽ năm 1938, bằng sơn dầu và chì trên toan, một năm sau khi ông vẽ kiệt tác Guernica, nên cả về hình và màu vẫn còn đầy không khí của tác phẩm lớn về vụ thảm sát trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Hoặc bức tranh Quỷ đầu trâu, kẻ nghiện rượu và đàn bà hoàn thành năm 1933. Vào ngày 12.6.2007, tại một viện bảo tàng nghệ thuật ở trung tâm thành phố Sao Paulo của Brazil, người ta phát hiện 3 kẻ cướp có vũ trang đã vào và lấy đi hai bức tranh của danh họa Pablo Picasso là Họa sĩ và người mẫu được vẽ năm 1963 và Quỷ đầu trâu, kẻ nghiện rượu và đàn bà. Tuy nhiên, hai bức họa này đã được tìm thấy vài tháng sau đó,  khi đang được bọc trong  túi nhựa và dựng vào bức tường của một ngôi nhà ở ngoại ô Sao Paulo.

Tại Trung tâm thương mại Daley, Chicago (Hoa Kỳ) sở hữu một tác phẩm điêu khắc 15 m tạc bởi Pablo Picasso, được xem là một trong những điểm nhấn của thành phố này. Tác phẩm được hoàn thành năm 1967 và là món quà mà họa sĩ cho người dân Chicago. Bức tượng này trước đó chưa được đặt tên, nên người ta gọi nó bằng tên  Picasso, nhưng nhiều người cho rằng đây bức tượng mang hình dạng  con trâu mà tác giả yêu thích.

Đầu Trâu (1956)

Gần đây, vào năm 2015, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) của thành phố New York đã dành riêng một khu trưng bày, nghiên cứu những công trình nghệ thuật 3D của Picasso trong vòng gần 50 năm. Trong số đó, người thưởng ngoạn cũng nhận ra, khi Pablo Picasso bắt đầu sự nghiệp điêu khắc của mình từ năm 20 tuổi và sử dụng nhiều nguyên liệu sáng tác khác nhau như gỗ thừa, bìa cứng, lon thiếc trong đó cũng đã xuất hiện các loại vật dê, ngựa, bò và trâu.

Chân dung danh họa Pablo Picasso.

 “Đừng bao giờ cho phép sự phân đôi thống trị cuộc sống của bạn, sự phân đôi trong đó bạn ghét những gì bạn làm để bạn có thể có được niềm vui trong thời gian rảnh rỗi. Hãy tìm kiếm một tình huống mà công việc của bạn sẽ mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc như lúc rảnh rỗi”. Tự bạch về sự lao động sáng tạo miệt mài của mình, Pablo Picasso đã nói như vậy. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới thế kỷ XX, ông luôn là nhân vật nổi tiếng bậc nhất bởi sự sáng tạo đa dạng về phong cách cũng như về kỹ thuật thể hiện và sức sáng tác gần như không có giới hạn. Người ta nhìn thấy Picasso không chỉ trong những bức tranh ông để lại, mà cả trong những vật dụng hằng ngày. Ông làm thay đổi quan niệm của chúng ta về cái đẹp. Và điều kỳ diệu đó Picasso làm được, khi đưa ta về tận cùng của bản chất sự vật.

Do đó, một trong những đề tài thường gặp trong tranh Picasso là bò tót hoặc con trâu thì nó không còn là những con vật ta vẫn nhìn thấy trên đời thường. Nó mang hơi thở hiện đại với những sáng tạo đầy biến hóa thông minh.  Và  để thể hiện những đề tài đó, nhà hoạ sĩ vĩ đại đã phải trải qua một quá trình sáng tạo nhọc nhằn, dù ông có ứng dụng và chuyển hóa thành công những hiệu quả tạo hình của điêu khắc châu Phi, châu Mỹ hay châu Đại dương thì những tác phẩm đặc sắc đó vẫn độc đáo, nói một cách khác, nghệ thuật thổ dân thì khép kín còn của Picasso thì mở./.

 

TRẦN TRUNG SÁNG

 

 

Cùng chuyên mục

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

“MỆNH LỆNH TỪ TRÁI TIM” VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Hà Tĩnh: Trưng bày hình ảnh “Từ huyền thoại tới tương lai”

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô