Binh vô thường thế, thuỷ vô thường hình, năng nhân địch biến hoá nhi thủ thắng giả, vị chi thần, tức là: Dụng binh tác chiến giống như nước chảy, không có hình mẫu và phương thức cố định. Có thể căn cứ vào sự biến đổi của tình hình quân địch mà giành thắng lợi thì đó là dụng binh như thần.
Đại tướng Lê Trọng Tấn là một nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc. Trưởng thành trong trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, từ một hội viên cứu quốc của Mặt trận Việt Minh làm công tác binh vận ở Bạch Mai, chỉ huy đánh đồn Đồng Quan trước Cách mạng tháng Tám, tham gia giành chính quyền ở Hà Đông đến chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh, biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Đồng chí luôn có mặt ở những chiến trường gai góc và nóng bỏng nhất, chỉ huy hàng trăm trận đánh giành thắng lợi trên cả hai miền Nam – Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Đại tướng Lê Trọng Tấn là một vị tướng xuất sắc của quân đội và nhân dân ta”.
Trong các danh tướng Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước thì có một vị Đại tướng xứng danh với câu nói trên của Tôn Tử. Đó chính là Đại tướng Lê Trọng Tấn, vị dũng tướng có thể xoay chuyển cục diện trận đánh trăm trận trăm thắng. Lê Trọng Tấn là con át chủ bài ở các trận đánh có tính chất quyết định để tạo thế thượng phong cho chính trị trên bàn đàm phán.
Tài năng chỉ huy của Lê Trọng Tấn thể hiện qua rất nhiều trận đánh, tên ông gắn liền với chiến trận như mở màn đánh điểm Him Lam bắt sống de Castries và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, phó tư lệnh chiến dịch Mậu Thân, tư lệnh chiến dịch Trị Thiên, Tư lệnh chiến dịch Đường 9 Nam Lào, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm tư lệnh cánh quân phía Đông….
Những trận đánh mang tầm vóc chiến lược thì chính là trận Huế – Đà Nẵng. Trong 3 ngày ông đánh tan khu quân sự liên hiệp Đà Nẵng, thần tốc đưa binh từ Đà Nẵng vào La Ngà vừa đi vừa đánh mở đường đưa một đạo quân hơn bốn vạn người hàng ngàn xe các loại, vượt hơn nghìn km, đánh tan ba quân khu địch, tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ quân Nguỵ trong vòng 18 ngày đêm.
Trận đánh thứ hai đưa tên tuổi của Lê Trọng Tấn lưu danh thiên cổ chính là trận Phản Công Biên Giới Tây Nam đánh thẳng vào sào huyệt của Pol-pot, dưới sự chỉ huy của ông, quân đội ta tiến vào Cao Miên không đến ba ngày. Các nước trong khu vực chưa kịp phản ứng gì thì không lưu sân bay Phnom – Penh đã phát đi thông báo giải phóng bằng tiếng Việt, khiến cho các nước trong khối Asean và thậm chí cả Trung Hoa đái ngập cả bỉm Bobby.
Tài năng đánh trận kiệt xuất của Lê Trọng Tấn có thể được ví ngang tầm với cả Hàn Tín của Trung Hoa và Zhukov của Liên Xô. Không dám xưng là thiên hạ vô địch, nhưng nói về đánh trận bách chiến bách thắng thì tướng Tấn chúng ta đến lúc này vẫn chưa hề có đối thủ.
Đánh giá về tài thao lược của Đại tướng Lê Trọng Tấn, các tướng lĩnh trong quân đội ta ví Đại tướng Lê Trọng Tấn như “Giu-cốp của Việt Nam”. Thượng tướng Hoàng Cầm nhận xét: “Đại tướng Lê Trọng Tấn thông minh, quả cảm, rất được bộ đội yêu mến. Tài chỉ huy chiến dịch của ông khó sánh bằng”. Trong cuộc phỏng vấn về tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn…”. Danh tiếng của Đại tướng vang xa khiến bạn bè quốc tế cũng phải ngưỡng mộ. Trong một lần gặp Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam, Chủ tịch Cu Ba Phi-đen Ca-xtrô bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn rồi hỏi mọi người xung quanh: “Đây có phải là tướng đánh hay nhất Việt Nam?”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Hơn bốn mươi năm hoạt động cách mạng liên tục, dù ở cương vị nào, Đại tướng Lê Trọng Tấn luôn luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, với Đảng, với nhân dân. Đồng chí là một nhà chỉ huy sáng tạo, mưu lược và quyết đoán; nhà tham mưu chiến lược nhìn xa trông rộng và là người chỉ huy đức độ. Đại tướng đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đem hết tài năng và nghị lực phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng.
Phan Hữu (T/h)