Chùa Thiền Lâm – Vẻ đẹp độc đáo của chùa Huế

6:24 | 09/04/2021

Khi những tia nắng cuối ngày nép mình sau mấy con đường nhỏ của mảnh đất cố đô, người dân của khu nhà máy nước Quảng Tế, không ai nói với ai, nhưng cùng ngóng đợi thanh âm quen thuộc của tiếng chuông chùa ngân lên giữa không trung. Tiếng chuông chùa thong thả ngân vang, vang vọng khắp ngọn đồi Quảng Tế, càng làm cho nơi đây – vốn đã yên tĩnh, càng trở nên tĩnh mịch trong bóng chiều thinh lặng…

Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế – chùa Thiền Lâm hay còn gọi với tên gọi quen thuộc chùa Phật Đứng – Phật Nằm vẫn luôn lặng yên nhìn thế gian đổi thay. Đây là một trong những ngôi chùa mang phong cách Thái Lan hiếm hoi, là điểm đến cho những ai yêu thích thiền tịnh và mong muốn được tìm về chốn thanh tịnh, yên bình để thư thái cho tâm hồn.

Cổng chùa Thiền Lâm.

Lịch sử hình thành

Mỗi mái ngói thâm u, mỗi bức tường rêu cổ kính ta gặp trong những ngôi chùa Huế đều mang trong mình cốt cách, văn hóa của con người và mảnh đất nơi đây. Chùa Thiền Lâm Huế cũng như các ngôi cổ tự khác ở Huế đều mang trong mình những nét thăng trầm và lớn lên theo dòng thời gian lịch sử Huế.

Ban đầu chùa chỉ xuất phát từ một cốc lá nhỏ, nơi được hòa thượng Hộ Nhẫn chọn làm nơi tu thiền hàng ngày của mình. Chính bởi lòng cảm kích trước một vị Bồ Tát, một vị Thầy cao cả mà không chỉ người dân địa phương mà còn có cả Phật tử các nước đã nguyện cúng dường để xây dựng nên Thiền Lâm Tự vào năm 1966. Cùng với chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, chùa Từ Đàm – những ngôi chùa nổi tiếng của xứ Huế,… theo thời gian, chùa Thiền Lâm không chỉ trở thành chốn tu thiền mà còn là nơi tham quan thu hút khách du lịch.

Tượng sáp Hòa thượng Hộ Nhẫn tại chùa Thiền Lâm.

Lối kiến trúc độc đáo

Có thể nói Chùa Thiền Lâm Huế là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông (Phái này cho rằng những người theo phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình, không thể giải thoát cho người khác). Chùa được kế thừa từ kiến trúc truyền thống của các quốc gia Phật giáo trên thế giới. Chính vì vậy, chùa không giống như những ngôi chùa Phật giáo Bắc tông (Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt) với cổng tam quan dẫn vào vườn thiền.

Đặc trưng dễ nhận thấy của kiến trúc chùa Thiền Lâm chính là sự hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Chùa Thiền Lâm ngôi chùa cổ kính và uy nghi được bao bọc bởi thảm xanh thiên nhiên được bố trí một cách tinh tế và hài hòa làm thêm vẻ thanh tịnh mà trang nghiêm phù hợp với cuộc sống nhập thân vào Phật pháp. Kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên như những cung bậc của thi ca. Còn với người đời, nét trầm mặc của ngôi chùa như làm vơi đi những cái xấu của cuộc đời, gột rửa những toan tính thiệt hơn trong cuộc sống hối hả, đua tranh thường ngày.

Lối đi vào chùa Thiền Lâm.

Con đường vào chùa với tầng cấp đều được trang trí màu vàng. Với màu vàng chủ đạo, màu sắc tâm linh của chùa, bên cạnh đó, chất thiền vẫn thể hiện rõ trong các công trình kiến trúc, không gian của ngôi chùa. Sự hài hòa này thể hiện từ kiến trúc tổng thể đến họa tiết trang trí, màu sơn, … dễ dàng thấy nó bình dị, đơn giản hơn, không khoa trương hay đồ sộ, không nhiều gian, chi tiết trang trí không rườm ra mà tinh tế, không gian khiến ai cũng liên tưởng như đi đang lạc bước vào lối thơ.

Bảo tháp Miến Điện cao 15m.
Ngay cả những bức tượng cũng màu vàng.

Không lạ gì khi Huế có hai nơi mà người trần thế ca ngợi linh thiêng một là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hai là tượng Phật niết bàn và tượng Phật đứng trên tay cầm bát khất thực ở chùa Thiền Lâm. Giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, Phật đứng với dáng vẻ uy nghi Phật nằm với tư thế nhẹ nhàng mà thanh thoát, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng thanh thản hơn, quên hết mệt nhọc và chiêm ngưỡng sự thong dong, tự tại của Ngài.

Pho tượng “Thế Tôn khất thực” cao khoảng 8 mét.
Tượng Phật ngồi trên đỉnh tháp bên cạnh Phật nằm.
Bảo tượng Thế tôn Niết Bàn đang nằm với chiều dài trên 8 mét.
Hai trụ khi vào chùa Thiền Lâm.
Tượng Phật được Xà Vương bảo hộ ở khu vực cổng chào.
Bức tượng khổng lồ được đặt trong khuôn viên chùa.

Tạm biệt chùa Thiền Lâm khi màn đêm đã phủ bóng nơi đây, chúng tôi lặng lẽ nhìn ngôi cổ tự của đất cố đô trong niềm bâng khuâng, hoài vọng. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, chiến tranh và thiên tai, chùa Thiền Lâm với kiến trúc hoa văn chạm khắc bởi những bàn tay vàng của người thợ thủ công Việt Nam để lại cho đời, vẫn còn mãi sự uy nghi…

 

Hoàng Khanh

 

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng