George Washington, nhà lập quốc đồng thời là Tổng thống đầu tiên của Mỹ đã tạo lập một truyền thống thiêng liêng của nước Mỹ, theo đó một tổng thống Mỹ nên từ bỏ quyền lực của mình sau 8 năm tại nhiệm. Franklin D. Roosevelt đã phá vỡ tiền lệ lâu nay, khi ông trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ được bầu giữ chức vụ này nhiệm kỳ thứ 3. Roosevelt cũng rất hào hứng thêm một nhiệm kỳ nữa và ông đã chiến thắng nhiệm kỳ thứ 4. Nói vậy để thấy sức ảnh hưởng của vị tổng thống này là lớn đến mức nào. Tất nhiên là tất cả những hành động của ông trong các nhiệm kỳ đều được nhìn nhận và đánh giá tích cực.
Một tổng thống đáng kính của nước Mỹ!
Franklin Delano Roosevelt là một chính trị gia người Mỹ, tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 từ năm 1933 đến khi ông qua đời vào năm 1945. Là thành viên của Đảng Dân chủ, ông là tổng thống đầu tiên được bầu trong bốn nhiệm kỳ và trở thành nhân vật trung tâm của các sự kiện thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20. Roosevelt đã chỉ đạo chính phủ liên bang trong phần lớn thời kỳ Đại suy thoái, thực hiện chương trình nghị sự trong nước Chính sách kinh tế mới nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của đảng Dân chủ, ông đã xây dựng Liên minh Chính sách Kinh tế Mới, tổ chức chủ nghĩa tự do hiện đại của Hoa Kỳ trong suốt những năm nửa đầu thế kỷ 20. Nhiệm kỳ thứ ba và thứ tư của ông bị chi phối bởi Thế chiến thứ hai, chiến tranh kết thúc ngay sau khi ông qua đời.
Lần đầu tiên đắc cử trở thành Tổng thống Mỹ thứ 32 vào năm 1932. Trong bối cảnh đất nước “sa lầy” vào sâu trong cuộc Đại suy thoái, Roosevelt nhanh chóng khôi phục niềm tin của người dân thông qua các bài diễn văn qua đài phát thanh, thúc Quốc hội thông qua dự luật cải cách liên quan lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, ông cũng thúc đẩy các chương trình tạo công ăn việc làm và giảm nhẹ thiệt hại kinh tế cho người dân… Roosevelt đã thi hành luật pháp nghiêm túc và cứng rắn để đưa Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái.
Về chiến tranh, Tổng thống đã cảnh báo người dân Mỹ về những mối nguy hiểm do những chế độ theo đường lối cứng rắn ở Đức, Italy và Nhật Bản gây ra. Nhưng ban đầu ông chỉ hướng đến một nước Mỹ trung lập, hoặc ít ra chỉ ủng hộ Anh, Pháp như chương trình Lend-Lease còn nước Mỹ vẫn duy trì chính sách đối ngoại biệt lập đến khi bị Nhật tấn công.
Đến lúc này, Mỹ mới tuyên chiến với Nhật Bản, Đức và Italy. Điều này đã làm nghiên hắn đối trọng giữa 2 phe tham chiến, và tất nhiên bằng sức mạnh của mình người Mỹ đã đóng gọp cực kỳ quan trọng để có ngày chiến thắng.
Franklin D. Roosevelt với thế giới
Roosevelt không đợi được đến ngày Thế chiến 2 hoàn toàn kết thúc. Nhưng đặt giả sử nếu ông còn sống tiếp thì tình liệu thế giới có chuyển biến theo hướng khác hay không?
Franklin D. Roosevelt vĩ đại đối với người dân Mỹ, tuy nhiên với các quốc gia khác, đặc biệt là các dân tộc nhỏ thì sao?
Trước thời Franklin D. Roosevelt, nước Mỹ vẫn trung thành với Học thuyết Monroe với nội dung ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho các cường quốc này bành trướng ảnh hưởng và trao đổi thương mại với các quốc gia Châu Mỹ vì Mỹ muốn coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng Mỹ. Qua đó, sáp nhập các lãnh thổ của Phillipines, Guam, Cuba, Puerto Rico, và Hawaii vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Năm 1934, dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt, áp dụng Chính sách Láng giềng tốt để hạn chế sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Trung và Nam Mỹ.
Đến năm 1941, Hiến chương Đại Tây Dương ra đời là tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill với nội dung tịch cực hơn trong đó nội dung chính là 2 quốc gia này tôn trọng quyền lựa chọn được sống dưới một chính thể nào đó của các dân tộc; mong muốn thấy chủ quyền và chính phủ tự trị của các dân tộc bị quốc gia khác dùng sức mạnh tước đoạt được khôi phục lại.
Đánh giá ban đầu thì đây rõ ràng là bước tiến lớn cổ vũ cho các phong trào dân tộc.
Tuy nhiên việc Roosevelt không thể sống thọ hơn khiến những tuyên bố trên lại được những người kế nhiệm thực hiện không đầy đủ khi chủ nghĩa thực dân mới được người Mỹ mang đi khắp thế giới chứ không chỉ ở Nam Mỹ như trước.
Roosevelt cũng là người mềm mỏng và khôn khéo, trung hòa tốt các lợi ích (bạn hiểu sao ông ta lại ngồi giữa Stalin và Churchill trong bức ảnh và trong các cuộc đàm phán thì ông ta là người cân bằng giữa 2 bên) nên rất có thể sau Thế chiến 2 cục diện đối đầu với Liên Xô đã không trở nên gay gắt đến vậy. Tất nhiên cũng chỉ là chữ “Nếu” mà thôi….
PS: Nếu F. Roosevelt không mấy sớm, rất có thể Việt Nam sẽ không phải trải qua đau thương chiến tranh. Có thể làm bạn với Hoa Kỳ và trở nên văn minh, tiến bộ hơn!
Ngày 12/4/1945 sẽ còn khắc khoải mãi trong ký ước của nhân loại tiến bộ!
Nguyên Ngọc (T/h)