Người vẽ tranh thờ ở Pờ Sì Ngài

11:07 | 18/05/2020

Ở Pờ Sì Ngài có một điều thật đặc biệt! Nơi đây có một nghệ nhân được xem là người trong số rất ít người ở Lào Cai biết và vẫn giữ được nghề truyền thống của người Dao đỏ – nghề vẽ tranh thờ. Đó là nghệ nhân Chảo Sành Nhàn.


Bản Pờ Sì Ngài nằm khuất trong sương mây quanh năm bao phủ trên núi cao chót vót. Cũng như bao nhiêu bản làng người Dao đỏ khác ở vùng cao Lào Cai, nơi có những con người vẫn ngày đêm canh tác trên những tràn ruộng bậc thang, trên những nương ngô và lưu giữ nhiều vốn văn hóa, tri thức bản địa trong đời sống.

Người vẽ đủ 17 bộ tranh thờ của người Dao

Không chỉ nổi tiếng ở Lào Cai, nghệ nhân Chảo Sành Nhàn được xem là người vẽ tranh thờ nức danh trong cộng đồng người Dao cả vùng Tây Bắc. Ông là người duy nhất hiện nay biết vẽ đủ 17 bộ tranh thờ truyền thống của người Dao. Như một người mang nặng chữ duyên với nghề vẽ tranh thờ, ông Chảo Sành Nhàn đã theo thầy học vẽ, miệt mài say mê với nghệ thuật hội họa đặc biệt này mà ít thanh niên Dao trong bản theo học.

Nghệ nhân Chảo Sành Nhàn vẽ tranh.

Quá trình học nghề và đeo đuổi, duy trì nghề vẽ cho đến khi đầu hai thứ tóc, ông Chảo Sành Nhàn dường như vẫn không thôi đau đáu về một dòng tranh mang ý nghĩa đặc biệt này. Bởi theo ông Chảo Sành Nhàn, tranh thờ của người Dao không chỉ có yếu tố thẩm mỹ kỳ bí trong mỗi bức tranh mà ở đó còn mang yếu tốt tâm tinh nữa. Do vậy, tranh thờ có nhiều công đoạn mới hoàn thành được bộ tranh hoàn chỉnh được…

Nhân vật trong một bức tranh thờ của người Dao đỏ.

Để hoàn thiện một bộ tranh thờ, nghệ nhân Chảo Sành Nhàn phải mất cả năm trời, bởi bộ tranh thờ của người Dao thường có 36 bức, mỗi bức rộng 50cm dài khoảng 1m. Nghệ nhân phải dùng khoảng 600 tờ giấy dó – loại giấy vẽ tranh cũng được người Dao tự làm thủ công. Sau công đoạn chuẩn bị giấy đầu tiên ấy, nghệ nhân Chảo Sành Nhàn bắt đầu chế biến loại hồ đặc biệt để bồi giấy trước khi vẽ. Loại hồ này được làm từ gạo nếp, bì trâu thái nhỏ… ninh nhừ trong 2 ngày 2 đêm. Xong hồ, ông Nhàn trải giấy dó ra rồi phết hồ lên từng tấm, cứ như vậy khoảng 10 đến 15 tấm giấy dó được bồi vào nhau tạo nên một tấm giấy dày theo một khuôn mẫu nhất định. Khi đã hoàn thiện xong, tấm giấy được treo ở chỗ thoáng gió, dưới bóng râm, để lớp keo kết dính khô từ từ, sau đó giấy được mang treo trên gác bếp để tránh ẩm mốc. Công đoạn làm giấy và quết hồ để vẽ được tranh phải mất hơn 1 tháng mới xong.

Báu vật của dòng tộc

Nghệ nhân Chảo Sành Nhàn tâm sự: Theo phong tục truyền thống của người Dao, thì khi vẽ tranh thờ, phải chọn ngày tốt để vẽ tranh. Trước khi vẽ, chúng tôi phải mổ gà thắp hương, vái thần linh và gia tiên, sau đó mới tiến hành vẽ tranh. Để vẽ tranh, tôi phải chọn một buồng riêng để vẽ và giữ cho thân thể trong sạch và tâm trí phải toàn tâm toàn ý vào tranh. Những hoa văn được phác thảo trước theo một khuôn mẫu nhất định trước khi tô màu.

Nghệ nhân Chảo Sành Nhàn – người biết vẽ 17 bộ tranh thờ của người Dao.

Khâu khó nhất trong quá trình vẽ tranh là pha chế màu và điểm nhãn “khai quang” cho bộ tranh. Màu sắc chủ đạo của tranh thờ cũng giống những hoa văn trên trang phục vậy, nên thiên nhiều về màu đỏ. Tranh được vẽ lần lượt từng bộ, từng tấm theo vai vế của từng vị thần, thánh trong tranh…Đặc biệt, tranh thờ vẽ xong để sử dụng được trong các nghi lễ, phải chọn ngày tốt làm lễ điểm nhãn “khai quang” cho tranh (hô thần nhập thánh cho tranh), có như vậy tranh vẽ mới linh thiêng và ứng nghiệm được…

Dụng cụ để vẽ tranh thờ.

Tranh thờ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người Dao đỏ, nhất là trong những nghi lễ đặc biệt như: lễ cấp sắc, tết nhảy, lễ cúng rừng… Bởi vậy, bộ tranh thờ được người Dao đỏ lữu giữ như một báu vật trong dòng tộc. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít người biết và đam mê vẽ tranh như ông Chảo Sành Nhàn. Do đó, ngoài vẽ tranh, ông Chảo Sành Nhàn còn ấp ủ truyền nghề cho con cháu và những người trẻ tuổi trong dòng tộc nhằm bảo tồn và lưu giữ nghề vẽ tranh thờ, vừa phục vụ đời sống tâm linh của cộng đồng người Dao, vừa bảo tồn di sản văn hóa dân tộc mình.

 

Theo Langvietonline.vn

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình