Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có thêm nhiệm vụ mới

13:53 | 28/03/2020

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định 415/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và ưu đãi người có công. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VPG).

Phó trưởng ban Thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các ủy viên là đại diện các Bộ, ban ngành liên quan như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo…

Trước đây, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công là Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ. Ông Huệ đã nhận công tác làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ ngày 7/2; Phó Ban trưởng Ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (ảnh VGP).

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện 3 đề án: Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp; Đề án cải cách chính sách BHXH; Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công. Phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế – xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo (BCĐ) có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công; giải pháp tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương, cải cách chính sách BHXH; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công.

Trưởng BCĐ có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của BCĐ; ban hành Kế hoạch nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương; ban hành Quy chế làm việc của BCĐ.

Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ điều hành các hoạt động của BCĐ theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động của BCĐ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ – Phó Trưởng ban BCĐ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có thành viên tham gia BCĐ nghiên cứu xây dựng Đề án và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp; quyết định thành lập Tổ biên tập giúp BCĐ xây dựng Đề án và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Phó Trưởng ban BCĐ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có thành viên tham gia BCĐ nghiên cứu xây dựng 2 Đề án: Đề án cải cách chính sách BHXH và Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính – Phó Trưởng ban BCĐ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng các giải pháp tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công.

Các Ủy viên BCĐ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Trưởng BCĐ và quy chế làm việc do Trưởng BCĐ ban hành.

 

Theo Danviet

Video hay


Cùng chuyên mục

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH