Chuyện ít biết về ‘thần y’ số một của đế chế La Mã

11:17 | 13/03/2020

Các lý thuyết y học của Claudius Galenus đã chi phối nền y học châu Âu hơn 1.000 năm sau khi ông qua đời, trước khi được thay thế bằng các kiến thức chính xác hơn của các nhà y học giai đoạn cuối thời Trung cổ.


Claudius Galenus (129–200/217), hay còn gọi là Galen là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp. Ông được coi là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.
Tương truyền, lúc 15 tuổi, Galenus bắt đầu học logic và triết học. Nhưng hai năm sau, cha ông thấy một giấc mơ lạ kỳ, trong đó con trai mình trở thành một nhà thuốc đại tài. Từ đó, Galenus được hướng theo con đường y khoa như một sự nghiệp tiền định.
Và thực tế chứng tỏ niềm tin của người cha không sai. Claudius Galenus thực sự đã trở thành một nhà y khoa đại tài của La Mã. Các học thuyết của ông đã chi phối và ảnh hưởng đến y học phương Tây hơn một thiên niên kỷ.
Giải thích của Galenus về y học giải phẫu được thực hiện trên khỉ và lợn (do việc giải phẫu người không được phép thực hiện vào thời đó), dù còn nhiều điều không chính xác, nhưng đã có một số sự tiệm cận với kiến thức y khoa hiện đại.
Hiểu biết của Galenus về giải phẫu đã trở thành nền tảng chính trong chương trình giảng dạy đại học của bác sĩ thời trung cổ, và Byzantine là nơi di sản của ông được kế thừa đầy đủ nhất.
Galenus cũng đã thực hiện một số thí nghiệm thắt dây thần kinh lợn để lý giải cho học thuyết rằng não điều khiển mọi chuyển động của cơ liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên và sọ.
Tác phẩm quan trọng ông để lại cho hậu thế là cuốn “Thầy thuốc giỏi cũng là một nhà triết học”, phản ánh quan điểm của ông về việc thực hành y học dựa trên những lý thuyết và hiểu biết về triết học.
Các lý thuyết y học của Galenus đã chi phối nền y học châu Âu hơn 1.000 năm sau khi ông qua đời, trước khi được thay thế bằng các kiến thức chính xác hơn của các nhà y học giai đoạn cuối thời Trung cổ.
Cho đến đến thế kỷ 19, một số quan điểm của Claudius Galenus vẫn được các sinh viên y học tìm hiểu và học tập trên giảng đường. Ngày nay, các sử gia đánh giá ông là một trong những thầy thuốc có tầm ảnh hưởng lớn nhất của trong lịch sử y học nhân loại.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH