Cuộc đời ngắn ngủi của chàng trai cao nhất thế giới

13:05 | 17/10/2019

Robert Pershing Wadlow sinh năm 1918, cao một m khi một tuổi và vượt qua chiều cao của bố lúc mới 8 tuổi. 


Khác với những đứa trẻ bình thường, Robert lớn nhanh như thổi với chiều cao cân nặng bất thường. Năm 13 tuổi, Robert ghi tên mình trong sách Kỷ lục Guinness, trở thành người đàn ông cao nhất thế giới với chiều cao 2,23 m. Khi tốt nghiệp cấp ba, anh cao 2,54 m.

Lo lắng cho sự phát triển khác thường của con trai, gia đình Robert đưa anh đi chạy chữa khắp nơi. Anh được chẩn đoán bị tăng sản tuyến yên, lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể cao bất thường gây tình trạng tăng trưởng nhanh và quá mức. Robert không thể cảm nhận được hai cẳng chân và bàn chân của mình, ngoại trừ một vài lần cảm giác chân ngứa. Khi qua đời, một số bộ phận cơ thể Robert vẫn tiếp tục tăng sinh và không có dấu hiệu dừng lại.

Robert nằm dài trên giường khi trò chuyện cùng một người bạn. Ảnh: All That Interesting 

Năm 1936, Robert được gánh xiếc Anh em Nhà Ringling phát hiện. Vẻ ngoài khác lạ của “người khổng lồ Robert” thu hút sự quan tâm từ đám đông.

Năm 1938, Robert được Công Ty International Shoe phát hiện và mời tham gia quảng bá giày. Robert đồng ý, trở thành gương mặt thương hiệu của nhãn hàng và được tặng tất cả đôi giày cỡ 37AA thiết kế dành riêng cho anh.

Ngoài thời gian đi lưu diễn cùng gánh xiếc hay quảng cáo giày, chàng trai cao nhất thế giới sống giản dị, ít ồn ào. Anh thích chơi đàn guitar, đi đây đó chụp ảnh. Là con cả trong gia đình năm anh chị em, Robert luôn chơi đùa, nhường nhịn, cùng các em làm việc nhà.

Robert cùng một người bạn tí hon trong gánh xiếc Anh em Nhà Ringling. Ảnh: All That Interesting

Cuộc sống của một người khổng lồ có nhiều bất tiện. Nhà ở, các điểm công cộng, đồ dùng hàng ngày đều quá nhỏ với Robert. Anh thường phải cúi người, điều chỉnh cơ thể một cách vất vả để thực hiện những công việc mà một người bình thường có thể làm dễ dàng. Để có thể đứng thẳng, di chuyển thăng bằng, không vấp ngã với đôi chân dài, Robert phải đeo bộ dụng cụ niềng chân đặc biệt.

Do không có cảm giác gì ở đôi chân, Robert không cảm nhận được dụng cụ niềng chân liên tục ghì sát vào mắt cá chân của mình. Năm 1940, một vết phồng rộp ở mắt cá chân bị nhiễm trùng, anh được đưa vào viện cấp cứu và phải truyền máu. Không may, do hệ miễn dịch rất yếu vì bệnh tăng sản tuyến yên, nhiễm trùng đã cướp đi sinh mạng của chàng trai.

Ngày 15/7/1940, Robert Wadlow qua đời ở tuổi 22 trong giấc ngủ. 18 ngày trước đó, anh được đo chiều cao 2,72 m và cân nặng 199 kg. Chiếc quan tài anh nằm dài 3,2, nặng 453 kg, được 12 người khiêng.

Để tưởng nhớ chàng trai, dân làng đã đúc 4 chiếc tượng đồng có kích thước bằng cơ thể anh lúc còn sống. Một chiếc dựng tại ngôi làng Alton nơi anh sinh ra và lớn lên, ba chiếc còn lại được trưng bày tại 3 bảo tàng Guinness xung quanh Bắc Mỹ. Một số tượng sáp của anh cũng trưng bày tại Bảo tàng Ripley’s Believe It or Not với nhiều hình dáng như nằm trong quan tài lớn, hay đứng trên đám đông hỗn loạn.

 

Theo VNE

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH