Bà cụ nhà quê và sự liêm sỉ

8:45 | 01/10/2019

Mấy hôm nay, cả báo chính thống lẫn mạng xã hội đều tràn ngập lời ca ngợi, khâm phục cụ bà Đỗ Thị Mơ ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.\


Cụ bà Đỗ Thị Mơ.

Cụ bà 83 tuổi này đã đạp xe lên UBND xã, yêu cầu xã rút tên mình khỏi danh sách hộ nghèo, vì “tôi ở một mình rất thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu. Ruộng của tôi rất rộng, những mấy sào, tôi cấy lúa, trồng rau, mỗi ngày cũng kiếm được năm sáu chục ngàn. Thu nhập của tôi còn cao hơn rất nhiều bà con khác. Tại sao lại bảo tôi nghèo?”.

Cái lý của cụ Mơ nghe thật chất phác, nhưng cũng thật kiên quyết, dứt khoát. Ai nghe được cũng thấy nể phục lòng tự trọng và sự liêm sỉ trong con người cụ.

Ai cũng biết, để được là hộ nghèo, là được nhà nước quan tâm, ưu tiên rất nhiều thứ như được miễn giảm tiền điện, tiền nước, được cấp sổ bảo hiểm y tế không mất tiền, được giao đất với giá ưu đãi, được vay vốn với lãi suất thấp… Vì thế, để được lọt vào danh sách hộ nghèo, phải qua sự bình chọn, xét duyệt rất nghiêm ngặt.

Và cũng vì thế, người ta tìm mọi cách để có được cái sổ hộ nghèo, dù không nghèo. Và một khi đã lọt được vào danh sách đó rồi thì nhất định không ra, dù đã thoát nghèo từ lâu, và khi “bị” đưa ra khỏi danh sách đó thì làm mình làm mẩy, kiện cáo lu bù.

Rồi rất nhiều cán bộ lãnh đạo khác đã lợi dụng chức quyền, ấn sổ hộ nghèo vào tay vợ con, họ hàng mình chỉ để được hưởng những ưu ái đó, như trường hợp lãnh đạo xã Bồ Lý, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), chẳng hạn.

Khi UBND huyện có chủ trương giao đất cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và giáo viên giảng dạy lâu năm trên địa bàn xã nhưng chưa có đất ở, mỗi hộ được giao 120m2. Xã Bồ Lý được duyệt 39 hộ. Nhưng trong số 39 hộ đó, có tới 17 suất là người nhà của lãnh đạo xã, dù họ chẳng bao giờ nghèo, có người thậm chí còn đang độ tuổi đi học, chưa lập gia đình…

Hay trường hợp ở xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Để được ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 0,6% đến 0,75%/năm, cán bộ xã đã khoác cái áo “hộ nghèo” lên rất nhiều hộ không nghèo, như hộ bà Đỗ Thị Kiểm (giáo viên mầm non) có chồng là cán bộ huyện đội huyện Anh Sơn, hộ bà Phạm Thị Tú, chủ tịch hội LHPN xã, chồng là phó chủ tịch UBND xã… Trong khi rất nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo khác trong xã, đang rất cần vốn để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, thì lại không được vay.

Thực ra, lợi dụng chức quyền để ấn sổ hộ nghèo vào tay vợ con hay người thân của mình, dù họ không nghèo, cũng là một hình thức tham nhũng, dù đó chỉ là tham nhũng vặt. Đã là tham nhũng, thì dù nhỏ hay lớn, cũng khiến nhân cách của con người bị hủy hoại, sự liêm sỉ không còn.

Không biết những người đó, khi soi vào tấm gương của cụ Đỗ Thị Mơ, có biết xấu hổ hay không?

 

 
Theo Nông Nghiệp
 

Video hay

Cùng chuyên mục

Bùng nổ các dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ ở Quảng Bình

Bùng nổ các dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ ở Quảng Bình

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

Liên hoan Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Hà Tĩnh

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

NHCSXH huyện Đăk R’Lấp giải ngân cho vay người chấp hành xong án phạt tù

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng