Nữ Nhi Quốc ngoài đời thực: Toàn bộ nữ giới đều chọn trở thành… ni cô

10:46 | 25/08/2019

Chỉ tiếc rằng, nữ giới ở “vương quốc” này đều chọn trở thành… ni cô.


 

Cái tên “Nữ nhi quốc” hẳn không còn xa lạ gì với những ai yêu mến bộ phim Tây Du Ký. Đây là một vương quốc giả tưởng, nơi sinh sống của chị em phụ nữ mà không hề có bóng nam nhân. Thế nhưng ít ai ngờ rằng, có một vương quốc y hệt như vậy thật sự tồn tại ngoài đời thực.

“Nữ nhi quốc” phiên bản đời thực nằm trên đảo Giác Mẫu, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. “Giác Mẫu” là tên gọi dành cho các ni cô theo hệ phái Phật giáo Tây Tạng. Có hàng chục ngàn chị em phụ nữ sinh sống ở đây và tuyệt nhiên không có bóng dán đàn ông, chỉ có một số bé trai chưa đến tuổi vị thành niên mà thôi. Hay nói cách khác, đây là cấm địa đối với nam giới trưởng thành.

Tại đây, nữ giới được hưởng thụ cuộc sống tự do, an nhàn mỗi ngày. Không gian yên bình, biệt lập với thế giới xung quanh biến nơi đây thành một địa điểm lý tưởng cho việc tu hành. Nhiều tín đồ ngoại quốc cũng tới đây để cùng bàn luận về Phật pháp. Các bé trai thường tới đây cùng người thân là nữ giới trong gia đình, nhưng tới khi trưởng thành sẽ bắt buộc phải rời đi.

Vùng ngoại vi của hòn đảo là nơi tu hành của các nam tăng nhân. Hầu hết những tăng nhân này đều là người thân của ni cô trong đảo. Họ sống ở vùng ngoại vi để bảo vệ các ni cô, ngoài ra cũng là để tu hành Phật pháp. Ở trên đảo, các ni cô tự mình xây dựng nhà cửa. Hầu hết những căn nhà ở đây đều có màu đỏ, lối kiến trúc mang đậm phong cách dân tộc đặc sắc.


So với những nơi tu hành khác, người dân trên đảo Giác Mẫu có cách tu hành khá đặc biệt. Vào mùa đông, phần lớn bọn họ sẽ chui vào một căn phòng nhỏ chỉ đủ chỗ chứa một người và bắt đầu bế quan tu hành. Lúc này, dù cho bên ngoài xảy ra chuyện gì, họ cũng sẽ ở yên một chỗ. Ngoài ra, trên đảo còn có một quy định khá ngặt nghèo: sau khi trời tối sẽ không được tới cửa hàng để mua sắm, nếu không sẽ phải chịu phạt.

Còn trong những ngày thường, các ni cô trên đảo vừa tu hành, vừa tự lo liệu cái ăn, cái mặc. Tuy cuộc sống đơn sơ, đạm bạc nhưng nữ giới ở đây luôn giữ được vẻ điềm tĩnh và trang nghiêm.

 

Theo baidu 

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH