Vì sao tháng 7 âm lịch lại gọi là tháng ‘cô hồn’?

8:56 | 02/08/2019

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn. Nhưng vì sao lại như vậy?


 

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 âm lịch là mọi người đều phải kiêng kỵ đủ thứ từ tránh làm những việc đại sự như cưới hỏi, xây nhà, mua xe cho đến những việc nhỏ như mua sắm quần áo… Bất luận làm việc gì trong tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, mọi người đều rất cẩn trọng và coi đây là một tháng dễ gặp nhiều đen đủi nhất trong năm.

Vì sao lại gọi tháng 7 là tháng cô hồn? Lý do được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng: Từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch.

Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, nếu làm nhiều việc tốt, sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà bị đày xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ. Ngạ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu gọi là quỷ đói hay cô hồn.

Tháng 7 âm lịch hàng năm, các cô hồn này được phép trở về dương gian trong 12 ngày. Vì không có người thờ cúng, không có nhà để về nên những cô hồn này sẽ vất vưởng, lang thang khắp nơi để quậy phá, trêu chọc người còn sống. Chính vì thế, vào tháng 7, mọi người thường cúng rất nhiều đồ ăn như cháo, gạo, bánh kẹo, trái cây… để quỷ đói được ăn no, không nhũng nhiễu và quấy phá cuộc sống của mình.

Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.

Theo tín ngưỡng của dân gian, người ta sẽ làm lễ cúng xá tội vong nhân để cầu siêu cho những cô hồn này, thể hiện lòng vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những lỗi lầm họ gây ra khi còn sống.

Cúng xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15/7 âm lịch. Người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về Quỷ Môn Quan và đó là thời điểm cúng chuẩn nhất giúp các cô hồn được ăn một bữa cuối no nê trước khi phải chịu thêm 1 năm đói khát.

Một mâm cúng cô hồn với rất nhiều đồ ăn.

Nhiều người Việt cũng quan niệm rằng, vì 1 năm chỉ được lên dương gian 1 lần nên dù được ăn no, quỷ đói vẫn “tranh thủ” quậy phá và trêu chọc người dương. Vì vậy mọi người thường nhắc nhau nhiều điều cần kiêng kỵ trong tháng cô hồn, tránh gặp phải chuyện xui xẻo.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam