Nhân đạo, từ thiện là nét đẹp, truyền thống quý báu của người Việt

11:57 | 28/09/2023

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”; đại thi hào Nguyễn Du cũng từng khẳng định “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”… Những điều này đã khẳng định vai trò, phẩm chất đạo đức của mỗi người trong cuộc sống, trong đó có tính thiện. Tính thiện là điều sẵn có trong mỗi con người. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta biết phát huy, nuôi dưỡng tâm hồn hướng thiện của mình thì mới trở thành người thực sự có giá trị và cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều.


Tác giả bài viết tỏng chuyến thiện nguyện tại Liên bang Nga mới đây

Thiện nguyện có một lịch sử lâu đời trong truyền thống và văn hóa Việt Nam, đến nay vẫn đóng một phần trong cuộc sống của người Việt. Những năm gần đây, không chỉ người dân mà cộng đồng doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các hoạt động thiện nguyện, từ việc tình nguyện đến khởi xướng những dự án giải quyết các thách thức của cộng đồng. Dù lĩnh vực thiện nguyện chưa chuyên nghiệp, công tác truyền thông về vấn đề này hứa hẹn nâng cao chất lượng trao tặng và góp phần thúc đẩy những tác động tiềm năng và sự phát triển bền vững của các hoạt động thiện nguyện của họ…

Trao quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi tại Thị trấn Mõ Cày, huyện Mõ Cày Nam, Bến Tre mới đây

Hoạt động từ thiện, nhân đạo là truyền thống, văn hóa, đạo đức tốt đẹp của người Việt được truyền qua nhiều thế kỷ, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước giải quyết các khó khăn cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người gặp hoạn nạn, người sống ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần,…Đặc biệt, là những người bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh không những vậy mà tại nước ngoài cộng đồng người Việt luôn nêu cao tinh thần này. Sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động từ thiện ngoài những giá trị vật chất to lớn, còn phản ảnh về mặt tinh thần. Đó là sự sẻ chia cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm an toàn xã hội…Qua đó, truyền cảm hứng về lòng yêu nước, sự đoàn kết thương người như thể thương thân trong nhân dân.

Tặng nhà tình nghĩa tại tỉnh Long An  

Có thể thấy, nhân đạo, từ thiện là một nét đẹp, truyền thống quý báu của Dân tộc ta, được trao truyền từ đời này qua đời khác, thể hiện tình yêu thương, sự quý trọng và bảo vệ con người; là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ,…cho những người gặp nạn hoặc kém may mắn trong xã hội; là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội…

Cùng Ông Phan Mạnh Hùng – CEO Cty Ruviteks LB Nga trao nhà tình nghĩa tại tỉnh Bến Tre

Giá trị của nhân đạo là giá trị về đạo đức của con người, về sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người, giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, nâng niu, trân trọng, đề cao phẩm giá con người: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”…

Cùng Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn và Cty Ruviteks LB Nga trao nhà tình nghĩa tại huyện Mõ Cày Nam, Bến Tre

Nhớ về công tác thiện nguyện trong những ngày cả nước đồng lòng dồn sức chống dịch COVID-19, đã có nhiều, nhiều lắm những cá nhân, tổ chức các đợt làm từ thiện ủng hộ những người gặp khó khăn. Có những con hẻm mà người dân ở đó chỉ làm công việc quyên góp, chia thực phẩm và mang đi cứu trợ. Họ cũng sợ rủi ro, cũng lo lắng về sự an toàn cho bản thân nhưng những lời kêu cứu khiến họ mạnh mẽ hơn bất cứ nỗi lo nào.

Trao quà cho công nhân nghèo tại Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vui Xuân đón Tết

Tính thiện làm nên “thương hiệu”, giá trị của con người Việt Nam. Trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta, tính thiện và tinh thần nhân văn đã trở thành đặc tính, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tính thiện là một bản chất của con người, tinh thần nhân văn hướng thiện là một đặc trưng rất quan trọng của người Việt, đó là niềm tự hào khi chúng ta nghĩ về đất nước mình, dân tộc mình. Qua những câu ca dao tục ngữ như là “Thương người như thể thương thân/Lá lành đùm lá rách” và trong bầu không khí hướng thiện đó, mọi người đều trở nên tốt đẹp. Hay là chúng ta thấy trong ứng xử với kẻ địch cũng thể hiện được tinh thần đó và đến này hôm nay thì tinh thần đó vẫn trường tồn cùng dân tộc.

Cùng Công an tỉnh Ninh Thuận trao quà cho bà con khó khăn trước, trong và sau dịch Covid – 19

Cùng với đó, công tác thiện nguyện, tình nguyện hướng về cơ sở, chung sức cùng cộng đồng bằng nhiều việc làm, ý nghĩa như tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ người dân trong vụ cháy ở chung cư mi ni mới đây tại Hà Nội…Tinh thần nhân văn, hướng thiện đã trở thành căn tính của người Việt, điều này được hình thành trong quá trình cả dân tộc dựng xây đất nước, bảo vệ đất nước. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh đó đầu tiên là lan tỏa trong mỗi gia đình, từ đó lan tỏa ra môi trường lớn hơn là làng xã hay đất nước. Tất cả những yếu tố đó rất quan trọng để tạo ra tính thiện, tinh thần nhân văn của mỗi cá nhân và của cả dân tộc.

Viện IMRIC và Viện IRLIE trao quà cho lực lượng chức năng phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM để trao cho bà con khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid – 19

Một số nghiên cứu gần đây nhấn mạnh, xu hướng quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện gia tăng ở mọi tầng lớp trong xã hội không chỉ trong nước mà ở nước ngoài rất nhiệt tình, sẵn sàng tham gia các hoạt động thiện nguyện. Ngoài việc giúp đỡ người khác, việc tham gia vào hoạt động thiện nguyện còn giúp họ mở rộng các mối quan hệ xã hội, thu thập kinh nghiệm thực tế và cải thiện kỹ năng.

Ngoài ra, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp khi các mối quan hệ, ứng xử đầy tình người và nhân văn được nhân lên. Không chỉ trong chiến tranh, thiên tai dịch bệnh mà trong cả đời sống hàng ngày, tính thiện cũng đã được người dân thể hiện bằng những việc làm cụ thể và chắc chăn đó là sự kết tinh giá trị mà cả dân tộc chúng ta đã cố gắng đạt được trong suốt chiều dài lịch sử. Do đó, người Việt có rất nhiều truyền thống tốt đẹp và một trong số đó là tinh thần nhân văn, hướng thiện. Tính thiện được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nhân nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái.

Cùng tỉnh Đoàn Bình Phước trao quà cho những ngừoi khuyết tật

Mặc dù vậy, có không ít người quan ngại rằng, trong xã hội ngày nay, tính thiện bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các vụ việc cãi vã, xung đột do mâu thuẫn, gây trọng án, giết người, thậm chí sẵn sàng “xuống tay” ngay cả với người thân trong gia đình… ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, dù trong bối cảnh nào thì tính thiện và tinh thần nhân văn luôn là đặc trưng, là truyền thống tốt đẹp của ngừoi Việt. Chính vì thế, xã hội của chúng ta vẫn theo hướng đi lên. Bên cạnh một điều ác ở ngoài xã hội thì còn rất nhiều điều thiện đang được thực hành. Đây chỉ là hiện tượng con sâu làm rầu nồi canh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác với những hiện tượng này. Tính thiện, tinh thần nhân văn luôn là đặc trưng của người Việt và chúng ta cần phát huy…

Cùng tỉnh Đoàn Bình Phước trao quà cho bà con đồng bảo thiểu số có hoàn cảnh khó khăn

Tính thiện là bản tính của mỗi con người từ khi sinh ra. Cái xấu, cái ác chỉ trỗi dậy khi cái thiện không được chăm lo, “nuôi dưỡng” đầy đủ trong quá trình hình thành nhân cách. Cần phải xây dựng được môi trường luôn luôn hướng thiện, điều ác không thể xuất hiện được. Để làm được điều này thì phải nâng cao nhận thức cùng các biện pháp tuyên truyền. Bên cạnh đó, việc ban hành luật pháp cũng rất quan trọng, luật pháp ở đây là để chế tài những hành vi làm sai. Chúng ta cũng phải có những bài học nghiêm trị, nghiêm khắc đối với những hành động tiêu cực ở cả trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

Tham gia phiên chợ 0 đồng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương

Song song đó, pháp luật về từ thiện nhân đạo có vai trò rất quan trọng đối với các chủ thể trong hệ thống chính trị nhằm điều tiết hoạt động từ thiện nhân đạo đúng hướng, hiệu lực, hiệu quả…Đồng thời, có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của lĩnh vực từ thiện nhân đạo nhằm tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp, nhân văn cho xã hội và con người.

Trao quà cho bà con đồng bào thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Đắk Nông 

Trong đó, pháp luật về từ thiện nhân đạo là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về từ thiện nhân đạo, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách đó có hiệu lực chung trên phạm vi toàn xã hội. Thông qua pháp luật về từ thiện nhân đạo, các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về lĩnh vực từ thiện nhân đạo nhanh chóng được truyền bá rộng rãi, công khai trong toàn xã hội, chủ trương, khiến đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề này dễ dàng đi vào đời sống, trở thành hiện thực trong đời sống. Như vậy, pháp luật về từ thiện nhân đạo vừa là một hình thức thể hiện đường lối, chính sách Đảng về vấn đề này, vừa là một phương tiện quan trọng làm cho đường lối, chính sách của Đảng đi vào đời sống, trở thành hiện thực trong đời sống. Bên cạnh đó, pháp luật về từ thiện nhân đạo còn là phương tiện để Đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của mình trong thực tiễn.

Quản lý lĩnh vực từ thiện nhân đạo là công việc nhạy cảm, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống quy định rõ ràng, minh bạch. Để quản lí xã hội, có nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, quy định của các cộng đồng dân cư, của các tổ chức xã hội…, mỗi công cụ đều vừa có những mặt mạnh, vừa có những hạn chế nhất định, không có công cụ nào là vạn năng. Pháp luật nói chung và pháp luật về từ thiện nhân đạo nói riêng có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trên quy mô cả nước. Vì lẻ đó, pháp luật về từ thiện nhân đạo trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả nhất để nhà nước tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động từ thiện nhân đạo.

Cùng Cty Ruviteks LB Nga trao cầu dân sinh góp phần xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bến Tre

Pháp luật như là phương tiện hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo. Pháp luật về từ thiện nhân đạo giúp các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn khổ nhất định. Pháp luật về từ thiện nhân đạo tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội về từ thiện nhân đạo vận hành. Pháp luật về từ thiện nhân đạo quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội từ thiện nhân đạo cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Nhờ có pháp luật về từ thiện nhân đạo, các thành viên trong xã hội biết được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi tham gia vào lĩnh vực từ thiện nhân đạo. Những quan hệ về từ thiện nhân đạo phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ. Ngược lại, những quan hệ xấu về từ thiện nhân đạo trong xã hội bị loại bỏ, ngăn chặn…

Theo đó, nếu không có pháp luật về từ thiện nhân đạo thì hoạt động này sẽ khó có thể trật tự, ổn định, tồn tại và phát triển tốt. Thông qua pháp luật về từ thiện nhân đạo, nhà nước đề ra các chính sách để hoạt động từ thiện nhân đạo phát triển có định hướng, đề ra các biện pháp kiểm tra, giám sát đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo, từ đó, tạo điều kiện phát triển những mặt tốt và kìm hãm những mặt xấu của hoạt động này vì sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của nhân dân.

Trong đó, mọi thành viên trong xã hội có điều kiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, khiến hoạt động từ thiện nhân đạo trở nên công khai, minh bạch, hiệu quả. Pháp luật về từ thiện nhân đạo còn là công cụ bảo đảm sự an toàn tính mạng, tài sản, danh sự và nhân phẩm của các thành viên trong xã hội khi tham gia vào mối quan hệ từ thiện nhân đạo. Pháp luật về từ thiện nhân đạo là một trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo. Một mặt, pháp luật về từ thiện nhân đạo ghi nhận và thể chế hóa các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi tham gia vào mối quan hệ từ thiện nhân đạo và bảo đảm cho các quyền, lợi ích hợp pháp đó được thực hiện. Mặt khác, pháp luật về từ thiện nhân đạo ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà hoạt động từ thiện nhân đạo cần có, hướng tới các giá trị nhân văn vì con người.

Pháp luật về từ thiện nhân đạo tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng để công tác từ thiện nhân đạo được minh bạch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng như thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động từ thiện, để hoạt động này ngày càng phát huy được vai trò và ý nghĩa cao đẹp, tạo ra một hệ sinh thái cho từ thiện nhân đạo được thúc đẩy, khuyến khích, phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ hoạt động từ thiện nhân đạo có tác động đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh trật tự của đất nước, do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo nhằm thúc đẩy hệ sinh thái từ thiện phát triển. Hoạt động từ thiện nhân đạo rất dễ gây tâm lý tổ chức tràn lan, không mang lại hiệu quả, do đó cần một quy trình chuẩn, chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn lực. Vì vậy, khung pháp lý, luật cho hoạt động nhân đạo, từ thiện, khuyến khích huy động nguồn lực và triển khai, tổ chức, thực hiện hiệu quả là rất cần thiết. Việc từ thiện nhân đạo cần quy trình, hướng dẫn để tránh tình trạng cá nhân hay cộng đồng trục lợi. Nếu có những văn bản pháp luật quy định về hoạt động này một cách bao quát, rõ ràng, dễ hiểu… thì hoạt động từ thiện của toàn dân sẽ chặt chẽ, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Từ thiện nhân đạo là các hoạt động mang tính đạo đức, tự nguyện, tự giác. Từ thiện nhân đạo là làm việc tốt xuất phát từ lòng yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người một cách vô tư; là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho những người kém may mắn trong xã hội. Tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo là tùy theo khả năng của mỗi người và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên cơ chế đạo đức, để hoạt động này phát triển một cách tự phát, nhiều khi sẽ không đảm bảo được ý nghĩa, mục đích, thậm chí phản tác dụng hoặc gây ra những tranh cãi, tranh luận, xung đột không mong muốn. Điều này có thể gây mất niềm tin về hoạt động từ thiện nhân đạo do một số cá nhân, tổ chức trục lợi, hoặc gây tổn thương cho người làm/nhận từ thiện nhân đạo, thậm chí gây nhiễu loạn đời sống xã hội. Những điều đó có thể khiến hoạt động từ thiện nhân đạo vốn có ý nghĩa đạo đức nhân văn to lớn nhưng lại bị lợi dụng, bị nhìn nhận với thái độ dò xét, thậm chí bị tẩy chay.

Trao quà cho bà con. bị nhiễm chất độc da cam tại tỉnh Sóc Trăng

Do đó, cần có pháp luật về từ thiện nhân đạo để tạo cơ sở cho các hành vi đạo đức chân chính trong từ thiện nhân đạo được phát triển, bảo vệ. Một khi đã được ghi nhận thành pháp luật, các hoạt động từ thiện nhân đạo được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, nhờ đó, chúng được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng hướng, triệt để hơn. Sự ghi nhận thành pháp luật tạo điều kiện cho các hành vi từ thiện nhân đạo phù hợp với cuộc sống, đạo lí cũng như thuần phong, mĩ tục được tồn tại, giữ gìn và phát huy.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp. Hiện nay, khi hoạt động từ thiện nhân đạo càng phát triển cả về quy mô, số lượng thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên. Pháp luật về từ thiện nhân đạo chính là căn cứ để phân định ai đúng ai sai, là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp. Pháp luật về từ thiện nhân đạo quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.

 

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC)


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình