9 điều kiêng kị không nên cầu khi đi chùa

10:44 | 07/09/2019

Chùa chiền là nơi đầy tôn nghiêm và thiêng liêng. Dù rằng ta thường quan niệm đi chùa là để mong điều tốt lành nhưng không phải điều gì cũng là nên cầu xin, luôn có điều là cấm kị.


1. Cầu thoát bệnh tật, đau ốm

Khi đi chùa chiền, ta không nên cầu thân thể thoát đau ốm, bệnh tật. Vì như thế sẽ dễ nảy sinh tham niệm không tốt. Đau ốm của người cũng một phần do nghiệp, không thể vì cầu xin thần thánh mà thoát khỏi. Muốn không vướng bệnh tật khổ đau thì nên khiến tâm yên ổn, lấy phúc đức mà giúp thân. Theo Phật giáo thì làm việc thiện nguyện giúp tu thân, có thể tránh xa được ốm đau hay khổ hạnh ở đời.

2. Cầu chuyện thuận lợi hanh thông

Đời người buộc phải trải qua sống gió va vấp. Người không gặp gian lao sẽ dễ chủ quan kiêu ngạo, tâm tính hóa xấu xí. Có qua được thử thách thì mới rèn giũa được lòng người mà kiên cường, bản lĩnh hơn. Từ đó mà cuộc đời mới mong tốt đẹp.

Khi đi chùa chiền, ta không nên cầu thân thể thoát đau ốm, bệnh tật – Ảnh minh họa: Internet

3. Cầu danh lợi giàu sang

Danh lợi là phù phiếm ở đời dễ khiến người u mê và bỏ quên đạo nghĩa. Danh lợi là hão huyền, dễ khiến người mù đường và tự hại thân.

4. Cầu không vướng tà ma

Nhiều người đi chùa để cầu tránh xa ma chướng, tà khí. Nhưng với người tu hạnh, ma quý là do vướng kiếp nạn khó luân hồi. Cũng vì tà mà giúp người tu hành có thể mài giũa tâm tính, dễ đắc đạo.

5. Cầu được báo đáp ân nghĩa

Đừng mang quan niệm giúp người để cầu được trả ơn. Có muốn đáp ơn báo nghĩa thì việc thiện làm cũng là vô nghĩa. Có tập buông bỏ trao nhận ở đời mới mong ổn yên.

6. Cầu chuyện như ý muốn

Chuyện tốt xấu gì đến ở đời cũng là do nghiệp hay phúc ở mình mà ra. Nếu chuyện gì cũng như ý thì dễ sinh chủ quan mà cao ngạo. Chỉ có khi qua hết thăng trầm mới mong vững vàng, tâm yên ổn một đời.

7. Cầu được người giúp mình

Mong được người khác giúp chính là dễ phụ thuộc và không tự sức đi qua khó khăn. Thêm nữa, người mong được giúp đỡ sẽ dễ sinh khổ trong lòng vì luôn phải nghĩ chuyện mang ơn.

8. Cầu được giải hiểu lầm, oan khuất

Bản thân có vướng phải hiểu lầm cũng đừng một mực giải thích cho bằng được, vì dễ gây chuyện lớn, hận thù không nên. Tốt nhất vẫn là nên nhân nhượng, giữ gìn phúc đức cho bản thân.

9. Cầu lợi ích cho mình

Chuyện gì cũng mong lợi ích cho mình thì thiệt thòi sẽ do người khác gánh, phúc đức cũng khó giữ. Phải luôn có suy nghĩ không thiệt hơn, giữ gìn lợi ích cho mình thì mới mong an yên một đời.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Festival Gốm –  Khinh khí cầu lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai

Festival Gốm –  Khinh khí cầu lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai

Trại hè thanh thiếu niên kiều bào trẻ khám phá hành trình đất phương Nam

Trại hè thanh thiếu niên kiều bào trẻ khám phá hành trình đất phương Nam

Ngày hội “Bão Hồng 28” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày hội “Bão Hồng 28” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

HỎA TRÌNH (Bài 4): Chuyến tàu kỉ cương và trách nhiệm

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

Hoả trình trên các cung đường Bắc – Nam (Bài 3): Điểm nhấn tàu HĐ

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

HỎA TRÌNH (Bài 2): Hành khách trải lòng trên chuyến tàu SE7

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam