10 tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới

9:44 | 30/03/2022

Tấm bằng cử nhân đắt nhất thế giới có chi phí lên đến gần 403.000 USD, tức hơn 9,2 tỷ đồng.


Bằng cử nhân Lịch sử và Luật tại ĐH Sarah Lawrence (New York, Mỹ) được coi là tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới khi chi phí 402.962 USD. Nhưng trường cũng có chương trình hỗ trợ tốt cho người học với 65% sinh viên nhận trợ cấp tài chính khi theo học Lịch sử và Luật. Ảnh: Flickr.
Để có tấm bằng ngành Luật tại ĐH Vanderbilt, người học cũng cần bỏ ra 375.620 USD. Ngành học này cũng có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng như Fred Thompson (diễn viên, cựu thượng nghị sĩ), Marci Hamilton (học giả luật Hiến pháp), Cornelia Clark (thẩm phán Tòa án Tối cao Tennessee). Ảnh: Vanderbilt.
Bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Columbia cũng đắt đỏ không kém. Sinh viên cần bỏ ra 317.030 USD. Điều này không gây ngạc nhiên vì Columbia vốn là một trong những trường có học phí cao nhất thế giới. Ảnh: Flickr.
Chương trình Chính sách công và Luật tại ĐH Trinity có chi phí đến 308.490 USD. Đổi lại, sinh viên được học tập trong môi trường có chất lượng đào tạo cao, tỷ lệ giáo sư/sinh viên chỉ ở mức 1/10. Ảnh: Shutterstock.
Chương trình thạc sĩ Nghệ thuật khai phóng của ĐH St. John’s (Annapolis, Maryland, Mỹ) đòi hỏi người học bỏ ra 308.392 USD. Tỷ lệ giáo sư/sinh viên của trường là 1/7, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận dễ hơn với những học giả hàng đầu. Ảnh: Niche.
ĐH Bard (New York, Mỹ) không hoàn toàn là trường về âm nhạc nhưng việc theo học ngành Âm nhạc tại đây nổi tiếng đắt đỏ. Chi phí để có tấm bằng ngành này lên đến rơi vào khoảng 271.400 USD. Ảnh: Bard.
Nếu muốn theo đuổi ngành truyền thông và có tài chính dồi dào, sinh viên có thể theo học tại ĐH Vassar (New York, Mỹ). Chi phí cho tấm bằng ngành Truyền thông tại trường là 223.525 USD. Bên cạnh chất lượng đào tạo cao, sinh viên còn có nhiều cơ hội thưởng ngoạn cảnh đẹp ở thung lũng Hudson. Ảnh: Linkedin.
ĐH Connecticut vốn nổi tiếng với các ngành liên quan lĩnh vực kinh tế. Song bằng cử nhân Âm nhạc hoặc Công nghệ của trường lại nằm trong danh sách 10 tấm bằng đắt đỏ nhất thế giới khi “có giá” đến 219.950 USD. Ảnh: Concol.
Với chi phí 219.330 USD, bằng Hóa sinh tại ĐH Bucknell cũng nằm trong danh sách một trong những tấm bằng đắt nhất thế giới. Chương trình Hóa sinh của trường còn được đánh giá tốt bậc nhất ở Mỹ. Sinh viên tốt nghiệp có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, nhận lương cao như nghiên cứu y học, dược phẩm, ứng dụng thương mại và công nghiệp ngành dược. Ảnh: Bucknell.
Ước tính, chi phí cho tấm bằng ngành Nghiên cứu Điện ảnh tại ĐH Wesleyan (Conneticut, Mỹ) rơi vào khoảng 218.370 USD. Sinh viên tốt nghiệp có thể theo đuổi nghề làm phim, sản xuất điện ảnh, hoặc các khía cạnh tài chính, kỹ thuật, nghệ thuật trong quá trình làm nên một bộ phim. Ảnh: Wesleyan.

Theo Zing


Cùng chuyên mục

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam