10 quy tắc sống mà mẹ Nhật dạy con

10:33 | 18/11/2021

Các bậc phụ huynh đều muốn con mình trở thành người có giáo dưỡng tốt, biết đối nhân xử thế, được mọi người yêu quý, vì vậy việc giáo dục trong gia đình là rất quan trọng. Nếu ở bên ngoài con có làm những việc không hay, rất nhiều người sẽ nói: “Bố mẹ không biết dạy à?”. Chúng ta thường nói ‘quốc có quốc pháp, gia có gia quy’, điều này là vô cùng quan trọng đối với việc rèn thói quen tốt của trẻ, mỗi gia đình đều cần có gia quy riêng.


Người xưa có câu: Học hỏi cái hay của người khác. Vậy chúng ta hãy cùng xem thử cách mà người Nhật dạy con như thế nào. Giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản có sự khác biệt khá lớn về quan niệm. Người Việt Nam thường không muốn để con thua ở vạch xuất phát, nhưng ở Nhật thì lại không thế.

Do việc giáo dục cạnh tranh của Việt Nam nên chỉ cần thi được điểm cao hơn bạn khác là người ta đã tràn đầy hy vọng rồi, bạn khác thi có tốt hay không thì không có liên quan gì đến mình. Còn Nhật Bản thì áp dụng lối giáo dục khả năng tổng hợp, nghĩa là rèn cho trẻ khả năng sinh hoạt, học tập và làm việc.

Ai điểm số cao thì thi vào được Đại học Tokyo hay các trường đại học danh tiếng khác. Các bạn có điểm số bình thường thì có thể đi làm hoặc tự mở cửa hàng, sẽ không có ai kỳ thị cả, bởi vì ngành nghề nào cũng có người giỏi, không cứ phải sinh viên tốt nghiệp Đại học Tokyo thì mới có một cuộc sống tốt đẹp.

Nhật Bản dạy trẻ độc lập, tự kỷ luật, tự giác, tự nỗ lực. Trong quá trình giáo dục trẻ học cách nhẫn nại và vươn lên, người Nhật có những phương pháp độc đáo mà các bậc phụ huynh Việt Nam có thể tham khảo.

(Ảnh: Shutterstock).

Có một điều rất quan trọng là trước hết phải dạy trẻ tự lập!

Người Nhật thường dạy con rằng “nhất định phải tự làm những điều mà mình làm được”. Việc của trẻ thì phải để trẻ tự làm, bố mẹ không được làm thay. Vì vậy mà ngay từ nhỏ trẻ đã được xây dựng tinh thần tự lập, không làm phiền người khác – dù là những người thân thiết nhất như bố mẹ và ông bà – điều này cũng đã trở thành hành vi chuẩn mực cơ bản của người Nhật và xã hội Nhật.

Người Nhật còn dạy trẻ một nguyên tắc khác có tên là “nguyên tắc 3+2”. Nguyên tắc này có nghĩa là khi dạy trẻ, nếu trẻ làm được 5 điều thì bố mẹ và thầy cô chỉ được khen ngợi 3 điều, 2 điều còn lại thì phải góp ý để trẻ biết rằng phía sau sự thành công vẫn có những điều thiết sót của bản thân – rằng trẻ cũng sẽ phải đối diện với những lời phê bình và đả kích khi khao khát được khen ngợi.

“Nguyên tắc 3+2” này nhằm rèn luyện cho trẻ phẩm chất đạo đức không kiêu ngạo, không tự mãn, giúp trẻ có tâm lý kiên cường từ việc chịu đả kích ngay từ khi còn nhỏ.

Trong phòng ăn của các gia đình Nhật thường đều có ghế và bộ đồ ăn dành riêng cho trẻ nhỏ, dù ăn mì, bánh mì hay cơm đều để cho trẻ tự ăn. Đôi khi có các bé ăn cơm cà ri làm bẩn hết cả mặt và quần áo, nhưng bố mẹ và cả các nhân viên quán ăn đều mặc kệ, để cho trẻ tự mình ăn nhằm rèn cho trẻ tinh thần độc lập ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ em Nhật Bản còn được giáo dục “nguyên tắc một tuổi”, có nghĩa là khi đứa trẻ được một tuổi, cha mẹ không cho trẻ ăn nữa, mà đứa trẻ phải tự ăn.

Trong phòng ăn của các gia đình Nhật thường đều có ghế và bộ đồ ăn dành riêng cho trẻ nhỏ, dù ăn mì, bánh mì hay cơm đều để cho trẻ tự ăn. Đôi khi có các bé ăn cơm cà ri làm bẩn hết cả mặt và quần áo, nhưng bố mẹ và cả các nhân viên quán ăn đều mặc kệ, để cho trẻ tự mình ăn nhằm rèn cho trẻ tinh thần độc lập ngay từ khi còn nhỏ.

Ở Nhật, các bậc phụ huynh thường nói với con rằng: “Con phải học cách nhẫn nại”. Tại các siêu thị hoặc cửa hàng đồ chơi ở Nhật, bạn sẽ ít khi nhìn thấy trẻ em Nhật nằm vật ra đất quấy khóc vì bố mẹ không mua đồ chơi cho, vì từ khi còn nhỏ các bé đã được bố mẹ dạy rằng con phải học cách nhẫn nại. Những gì trẻ muốn hoàn toàn không dễ dàng có được, mà phải bỏ công sức ra. Ví dụ như mỗi ngày ở nhà giúp mẹ rửa chén, quét dọn vệ sinh, sau một tuần bố mẹ sẽ mua cho món đồ chơi mà con thích.

Lợi ích tốt nhất của việc người Nhật rèn luyện phẩm chất đạo đức và tinh thần độc lập cho con ngay từ khi còn nhỏ thể hiện ở việc họ có khả năng làm việc rất tốt, đàn ông Nhật tự mình xây nhà, tự làm đồ nội thất, tự sửa xe là chuyện thường tình. Dù là nam hay nữ cũng sẽ không yêu cầu bố mẹ mua nhà mua xe khi mình kết hôn, nếu có tiền thì họ sẽ tự mua. Nếu không có tiền thì thuê nhà, sẽ không vì mình kết hôn mà làm phiền bố mẹ.

Vì sao ở Nhật không thịnh hành việc “cha mẹ mua nhà cho con khi kết hôn”?

Dưới đây là 10 quy tắc mà mẹ Nhật dạy con:

1. Phải chào hỏi khi gặp người quen, phải biết nói cảm ơn hoặc gửi thư cảm ơn khi chịu ơn của bất cứ ai, làm việc gì gây phiền phức cho người khác thì nhất định phải xin lỗi ngay.

2. Ở nơi công cộng (ngoài những nơi giải trí), nên kiểm soát tiếng nói chuyện ở mức không để người thứ ba nghe thấy.

3. Những điều không muốn nói với bố, trẻ có thể chỉ nói với mẹ; những gì không muốn nói với mẹ thì có thể chỉ nói với bố. Nhưng không được phép không nói với cả hai người.

4. Không được nói dối để lừa người khác, nếu không sẽ đánh mất niềm tin của người thân bạn bè và sẽ phải hối hận cả đời.

5. Nếu không thể tránh được đánh nhau, thì không được dùng đồ vật hay răng để đánh, cũng không được đánh vào đầu hay mắt…

6. Tiền rơi dưới đất có thể nhặt lên cầm về nhà cất giữ, nhưng nhặt được ví tiền thì không được lấy làm của riêng.

7. Khi người khác chân thành mời ăn, nếu không thích thì có thể nói “Tôi ăn no rồi”, nhưng tuyệt đối không được nói là “Khó ăn quá”.

8. Bất cứ loại thực phẩm hoặc món đồ nào cũng không được muốn ăn thì ăn, muốn vứt thì vứt.

9. Phải tuân theo ý kiến của tập thể và người có thẩm quyền khi cần, nhưng vẫn cần có ý kiến của riêng mình.

10. Mỗi cá nhân đều khác biệt, cũng giống như tên và ngoại hình vậy, không nên so sánh với người khác, cũng như càng không được cười nhạo người khác.

Mục tiêu mà nền giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội ở Nhật hướng đến được tóm gọn trong 6 chữ “tự lập, tự luật, tự cường”, để theo đuổi mục tiêu này, xã hội sẽ không chỉ xem tiến sĩ là nhân tài, những người bán sushi hay làm mì cũng là một nghề nghiệp được tôn trọng. Trẻ em sẽ không phải lo lắng để chen chân vào những nơi hàng đầu, trẻ sẽ dễ trưởng thành hơn nhờ được rèn luyện từ khi còn nhỏ, xã hội Nhật cũng sẽ trở nên hòa hợp hơn.

 

Tổng hợp

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả