Mùa mưa, cẩn trọng với vi khuẩn ‘ăn thịt người’

8:14 | 15/09/2019

Một bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng phần lớn vùng chỏm mũi đã bị vi khuẩn “ăn”. Đây chỉ là 1 trong 12 ca bệnh Whitmore được ghi nhận trong tháng 8 vừa qua.


Bệnh nhân Whitmore bị vi khuẩn “ăn” mũiẢnh: Mai Thanh

Đáng nói, bệnh Whitmore dễ dàng bị chẩn đoán nhầm với bệnh do vi khuẩn khác, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
Đừng xem nhẹ vết xước trên da!

PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội), thông tin: Từ đầu năm 2019 đến nay, tại trung tâm này ghi nhận có đến 20 ca mắc bệnh Whitmore. Vậy Whitmore là gì? Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây bệnh. Vi khuẩn này tồn tại trong môi trường tự nhiên (đất, nước) gây bệnh khi có điều kiện, trong đó dễ gặp hơn ở những người thường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước. Con người có thể bị nhiễm loài vi khuẩn này do chúng xâm nhập qua da từ một thương tổn hoặc vết thương hở. Tỷ lệ tử vong do Whitmore ước lên đến 40%.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh Whitmore dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt và có thể
tử vong

PGS-TS Đỗ Duy Cường

Chỉ trong tháng 8 vừa qua ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía bắc và bắc Trung bộ. Đây là con số khá cao, tương đương với số bệnh nhân (BN) được ghi nhận trong 5 – 10 năm trước đây. BN thường gặp ở lứa tuổi 40 – 60. Ở trẻ em, vi khuẩn Whitmore lây nhiễm qua sữa mẹ từ những người mẹ bị viêm vú do tác nhân gây bệnh này.

Mới đây nhất, BN Đ.X.H (nam, 61 tuổi) ở Hà Tĩnh được chuyển đến điều trị tại Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai trong tình trạng nặng: hai ngón cái sưng to, chảy dịch, sốt cao kèm tình trạng rét run.

Trước ông Đ.X.H, một BN khác là nữ vẫn đang được điều trị Whitmore suốt 3 tuần qua tại trung tâm này. BN nhập viện hồi tháng 8 trong tình trạng mũi biến dạng hoàn toàn do vi khuẩn “ăn” hết phần lớn vùng chỏm mũi, để lại những vết lam nham do viêm loét. “BN nữ hiện tỉnh táo, đang bình phục. Các vết thương ở da, phần mềm ở cánh mũi, chưa tổn thương đến xương hiện đã hết mủ và đang lên da non”, bác sĩ (BS) Thu Trà, Phó giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai, cho hay.

Biểu hiện bệnh

Thể cấp tính của Whitmore biểu hiện sốt và đau cơ toàn thân. Bệnh có thể biểu hiện khu trú (như một vết loét, nốt trên da do quá trình mầm bệnh xuyên qua da vào các vết thương sẵn có). Hoặc vi khuẩn xâm nhập diễn tiến nhanh chóng gây nhiễm trùng huyết và các bệnh cảnh khác nhau như: viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc viêm xương tủy và liên quan đến thần kinh, cũng có thể gây áp xe cơ quan nội tạng và các ổ nhiễm ở phổi, khớp.

“Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, nên hầu hết BN chuyển đến Trung tâm bệnh nhiệt đới từ các chuyên khoa khác nhau như: hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa… Bệnh cảnh đa dạng nên người mắc bệnh Whitmore dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác”, BS Cường lưu ý.

Theo BS Cường, khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, BN cần được dùng kháng sinh tấn công liều cao, kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì từ 3 – 6 tháng. Vi khuẩn này cũng đã kháng với nhiều kháng sinh, do đó cần tuân thủ tái khám và dùng thuốc theo đơn của BS để điều trị hiệu quả.

“Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh Whitmore dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt và có thể tử vong. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít BN đã bỏ cuộc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore còn cao”, PGS-TS Đỗ Duy Cường đánh giá.

Bệnh Whitmore được phát hiện ở VN từ những năm 1950, lẻ tẻ tại một số tỉnh phía nam và từng được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên” do lâu nay ít được phát hiện.

Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7 – 11. Do đó, những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi…

 

Theo Thanhnien

Video hay


Cùng chuyên mục

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam