Lời cảnh báo cho nước Mỹ từ khủng hoảng ở Texas

10:11 | 22/02/2021

ng cống bị ngập thường xuyên khi mưa bão lớn vượt quá công suất của thiết kế ban đầu. Đường cao tốc và các ngôi nhà ven biển sụp đổ khi dòng chảy mạnh làm xói mòn vách đá.


Tro than và chất cặn bã độc hại do các nhà máy đốt than tạo ra đang vuợt qua rào chắn để tràn ra sông khi mực nước dâng cao.

Một đường ống dẫn nước bị hỏng ở McComb vào 18/02. Ảnh: The Enterprise-Journal.

Tổng thống Biden đang kêu gọi phê duyệt ngân sách để sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, việc đạt được sự thống nhất trong quốc hội để chi hàng trăm tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ USD, sẽ tiếp tục là một thách thức lớn.

Khủng hoảng quản lý nước

Thách thức trong việc quản lý và xử lý nguồn cung cấp nước của Mỹ trở nên phức tạp khi các cơn bão ngày càng mạnh. Biến đổi khí hậu kéo theo những trận mưa như trút nước làm tăng nguy cơ tràn đập

Tháng 9/2020, mưa lớn đổ xuống Washington trong 75 phút gây ra lũ lụt trên diện rộng. Trận mưa như trút nước làm ngập các cống thoát nước, tràn qua các đường ống dẫn thải, khiến nước thải bị đẩy ngược vào nhà dân.

Những năm gần đây, nhân viên quản lý an toàn ở các hồ, đập chứa nước bắt đầu lên kế hoạch cho các tình huống thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, hàng nghìn đập cũ trên khắp nước Mỹ cần được sửa chữa và nâng cấp. Số tiền để giải quyết các vấn đề này có thể lên tới 70 tỷ USD

Xây dựng cho một tương lai khác

Sự cố mất điện ở Texas nhiều ngày liền giữa trận bão tuyết kỷ lục không chỉ cho thấy quy hoạch cơ sở hạ tầng kém hiệu quả của một bang, mà còn đưa ra cảnh báo cho toàn nước Mỹ.

Biến đổi khí hậu đang cho thấy những lỗ hổng lớn trong thiết kế cũ kỹ của mạng lưới điện quốc gia.

Mực nước dâng do các cơn bão mạnh lên có thể nhấn chìm cơ sở hạ tầng điện ven biển. Hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho các đập thuỷ điện.

Các đợt nắng nóng gay gắt có thể làm giảm hiệu suất của các máy phát điện, đường dây truyền tải và thậm chí cả các tấm pin năng lượng mặt trời trong mùa cao điểm.

Trong cơn bão tuyết lịch sử tại Texas, một trong hai lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân phía nam – nơi cung cấp điện cho 2 triệu hộ gia đình – gặp trục trặc dẫn đến sự cố ngừng hoạt động.

Theo ông Victor Dricks, phát ngôn viên của Cơ quan Điều tiết Hạt nhân, các đường dây cảm biến kết nối với máy bơm nước của nhà máy bị đóng băng do ảnh hưởng của thời tiết.

Các nhân viên đang sửa chữa công tắc trên các cột điện bị hư hỏng do bão ở Texas. Ảnh: The New York Times.

Ngập lụt lại dẫn đến một rủi ro khác. Sau sự cố với nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi do thảm hoạ sóng thần Nhật Bản năm 2011, Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ yêu cầu khoảng 60 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động phải đánh giá lại nguy cơ từ tác động biến đổi khí hậu.

Kết quả là họ phát hiện rủi ro từ lũ lụt có xác suất gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tuyến giao thông huyết mạch gặp nguy hiểm

Sau trận mưa lớn vào tháng trước, một đoạn cao tốc chính của bang California bị sập. Sự việc gióng lên lời cảnh báo cho mạng lưới giao thông của Mỹ.

Một đoạn cao tốc dọc theo bờ biển California sụp đổ vào tháng 1 sau những trận mưa lớn. Ảnh: Getty Images.

Nước biển dâng cao đang làm gia tăng xói mòn bờ biển, trong khi lượng mưa lớn từ các cơn bão dẫn đến nguy cơ sạt lở đất.

Bên cạnh đó, những vụ cháy rừng dữ dội cũng khiến cho thảm thực vật giữ đất sườn đồi bị phá huỷ nghiêm trọng.

Đường cao tốc, đường sắt và cầu vượt giữ vai trò là huyết mạch kinh tế của Mỹ nhằm đảm bảo các hoạt động thương mại và du lịch.

Tuy nhiên, theo ước tính của chính phủ Mỹ, hơn 96.000 km cầu đường tại vùng đồng bằng ven biển đang bị hư hại nghiêm trọng bởi các cơn bão.

Báo cáo khí hậu liên bang năm 2018 cũng cảnh báo lũ lụt có thể đe dọa ít nhất 2.500 cây cầu trên khắp đất nước vào năm 2050.

Sau cơn bão Florence 2018, vụ vỡ đập tại nhà máy điện ở Wilmington đã giải phóng tro bụi nguy hiểm xuống con sông gần đó. Ảnh: Reuters.

Nguy hiểm từ các cơ sở hoá chất

Một loạt vụ nổ tại nhà máy hóa chất sau cơn bão Harvey năm 2017 làm rõ nét những mối nguy hiểm đến từ thời tiết khắc nghiệt.

Các vụ nổ xảy ra sau khi lũ lụt làm sập nguồn cung cấp điện của khu vực, khiến các hệ thống làm lạnh – vốn giữ cho các hóa chất bay hơi được ổn định – bị tắt đột ngột.

Tại Mỹ, hơn 2.500 cơ sở xử lý chất độc hóa học nằm trong các khu vực thường xuyên bị lũ lụt. Theo phân tích của New York Times, khoảng 1.400 cơ sở đặt tại những nơi có nguy cơ lũ lụt cao nhất. Rủi ro rò rỉ từ các cơ sở này đặt ra mối đe dọa lớn cho nước Mỹ.

 

Theo Zing

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Từ “Giám đốc mê ca hát” đến sự nghiệp giảng dạy

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

Vụ nữ Chủ tịch UBND huyện bị lừa đảo: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

“Troussier Out!”

“Troussier Out!”