Bố mẹ có thể bị phạt đến 15 triệu đồng nếu…bắt con nhịn đói

9:23 | 30/09/2018

Phụ huynh, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền 20-25 triệu đồng nếu bóc lột sức lao động trẻ em, bắt trẻ em lao động trước tuổi.

Chính phủ vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em để lấy ý kiến các bộ, ban ngành và người dân.

Dự thảo này đươc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng với nhiều nội dung nhấn mạnh đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó dành riêng một điều quy định về cấm bạo lực với trẻ em.

Cụ thể, những hành vi bạo lực trẻ em như sau sẽ bị phạt tiền 10-15 triệu đồng: Xâm phạm thân thể, gây tổn hại sức khỏe; bắt nhịn ăn, nhịn uống, hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác; gây tổn thương tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, chửi mắng, đe dọa, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ gây tổn hại về thể chất, tinh thần; thường xuyên đe dọa trẻ bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật.

Dự thảo Nghị định quy định với hành vi ép buộc trẻ đi ăn xin, cho thuê, cho mượn trẻ hoặc sử dụng trẻ em đi ăn xin; bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em, người vi phạm cũng bị xử phạt 10-15 triệu đồng. Với hành vi vi phạm trên, người vi phạm còn bị tịch thu số sản phẩm, hàng hoá, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được.

Mức phạt tiền 20-25 triệu đồng được áp dụng với hành vi bóc lột sức lao động trẻ em, bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, Dự thảo còn quy định mức phạt tiền từ 3-5 triệu đồng với cha, mẹ, người chăm sóc bắt trẻ làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ; dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ bỏ học, nghỉ học….

Nếu được thông qua, Nghị định này sẽ có hiệu lực trong năm 2018 và thay thế cho Nghị định 144/2013.

Theo VnExpress


Cùng chuyên mục

Tính tất yếu phát huy vai trò của thanh niên quân đội trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại

Tính tất yếu phát huy vai trò của thanh niên quân đội trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại

Đông đảo phụ huynh đưa con nhập học chương trình du học nghề Đức

Đông đảo phụ huynh đưa con nhập học chương trình du học nghề Đức

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Nhà báo Giàng Nhả Trần – tìm những nẻo đời

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập

Ocean Edu Tân Yên: Vinh danh học viên xuất sắc quý I/2025

Ocean Edu Tân Yên: Vinh danh học viên xuất sắc quý I/2025

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH