Tác dụng của cây đinh lăng – nhân sâm trong y học cổ truyền

12:15 | 19/10/2019

Đinh lăng được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Là một loại cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhẵn và không có gai.


Chiều cao trung bình của cây đinh lăng là từ 0,8m – 1,5m. Lá cây đinh lăng là lá kép 2-3 lần, có hình dạng xẻ lông chim và có mùi rất thơm. Hoa của cây đinh lăng có màu lục nhạt hoặc trắng xám, mọc thành tán, trong mỗi tán có rất nhiều hoa nhỏ, cụm hoa có hình dạng khuy ngắn. Quả của cây đinh lăng màu trắng bạc, có hình dẹt và thường dài khoảng 3-4mm.

Người ta thường trồng cây đinh lăng để làm thuốc chữa bệnh, gia vị hoặc làm cảnh là phổ biến nhất. Hầu hết tất cả mọi người đều biết đến cây đinh lăng. Rất nhiều người thường hay dùng lá cây đinh lăng ăn kèm với gỏi cá để tăng thêm hương vị của món ăn này.

Do đó, mọi người thường gọi cây đinh lăng với một cái tên khác là cây gỏi cá. Không chỉ có là cây mà tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như: thân cây, rễ cây đều có thể sử dụng làm một vị thuốc có lợi cho sức khỏe.

Bộ bận được sử dụng nhiều nhất của cây đinh lăng là rễ và lá cây. Khi cây đinh lăng được khoảng 3 đến 4 tuổi người ta sẽ thu hoạch rễ vào mùa đông để thu được nhiều hoạt chất có lợi nhất đối với sức khỏe. Khi thu hoạch rễ cây đinh lăng, người ta phải đào cây lên sau đó rửa thật sạch và cắt bỏ phần rễ gần nhất với gốc cây. Nếu rễ nhỏ thì có thể dùng cả rễ, rễ to thì chỉ tách lấy phần vỏ của rễ để sử dụng.

Thành phần hóa học: Rễ cây đinh lăng là bộ phận chứa nhiều thành phần hóa học nhất, lá, cành và thân chứa với nồng độ thấp hơn. Cây đinh lăng có chứa 8 loại saponin (một vài loại tương tự như thành phần trong sâm), glucosid, tanin, khoảng 13 loại axit amin (cystein, methoonin, lyzin,…), alcaloid, vitamin B1, B2, B6,…

Trong các nghiên của Y học cổ truyền đã chứng minh được rằng đinh lăng là một loại cây có cùng họ với nhân sâm nên cũng có một số hoạt chất giống như của nhân sâm.

Rễ của cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát và hơi đắng, có tác dụng giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường sự dẻo dai, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng làm việc và lao động, giảm mệt mỏi, ngủ yên giấc, ăn ngon miệng và tăng cân. Lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát có thể giúp giải độc cho cơ thể khi bị ngộ độc thức ăn, giảm triệu chứng dị ứng, điều trị kiết lị và ho ra máu… Vậy chúng ta có thể sử dụng cây đinh lăng để điều trị những căn bệnh gì?

Dưới đây là một số bài thuốc từ đinh lăng:

Hoạt huyết dưỡng não: Ức chế men MAO từ đó cải thiện triệu chứng run của những người mắc bệnh Parkinson.

Điều trị và phòng tránh các căn bệnh: Suy nhược thần kinh, tinh thần căng thẳng, kém tập trung, trí nhớ bị suy giảm.

Chữa trị bệnh hen suyễn: Sử dụng lá cây đinh lăng nấu nước uống có thể giúp hạ huyết áp và lợi tiểu, hỗ trợ trị hen suyễn

Điều trị tắc tia sữa: Dùng rễ hoặc lá cây đinh lăng nấu cháo cho bà bầu ăn (Bột của rễ cây đinh lăng có chứa những axit amin mà cơ thể của chúng ta không thể tự tổng hợp được như: các nguyên tố vi lượng và vitamin nhóm B).

Giải độc và bảo vệ các tế bào gan: Dùng rễ của cây đinh lăng 3 năm tuổi có chứa rất nhiều hàm lượng hoạt chất cao như tanin, saponin triterpenic, gluxit có tác dụng rất tốt khi dùng để bồi bổ cơ thể.

Điều trị bệnh nóng trong người, mẩn ngứa, nổi mề đay, dị ứng: Dùng bột rễ của cây đinh lăng 3 năm tuổi sắc uống hàng ngày.

Phòng tránh bệnh co giật ở trẻ: Phơi khô lá đinh lăng làm gối đầu cho trẻ em

Chữa bệnh chân tay đau nhức do phong thấp, thấp khớp ở người cao tuổi: Dùng bột rễ của cây đinh lăng 3 năm tuổi sắc uống thay trà trong ngày.

Lưu ý: Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng, ngay cả với củ nhân sâm cũng chỉ đạt được đỉnh điểm của những hoạt chất có lợi khi trồng khoảng 6 đến 7 năm. Nếu để già quá sẽ làm giảm chất lượng của củ vì để càng lâu càng bị xơ hóa. Giống như nhân sâm, cân nặng của rễ cây đinh lăng sẽ tăng rất nhanh khi để lâu năm nhưng đó chỉ là tăng phần gỗ lõi trong rễ mà những thành phần bổ dưỡng chỉ nằm ở phần vỏ rễ.

Trong đông Y thường tách lấy phần vỏ của rễ để sao vàng, nghiền bột hoặc dùng ngâm rượu uống. Để thu được nhiều hoạt chất có lợi nhất thì người ta thường thu hoạch những cây có độ tuổi khoảng 4 đến 5 năm. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, sau khoảng thời gian này thì rễ cây đinh lăng chỉ phát triển phần lõi. Chính vì thế, khi chúng ta sử dụng củ đinh lăng có độ tuổi 5-7 năm sẽ thơm ngon hơn rất nhiều hoạt chất tốt so với ngâm một củ đinh lăng to có khối lượng khoảng 20kg.

 

 Theo Kienthucgiadinh
 

Video hay

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng