Vì sao lại có Tôn Ngộ Không Giả?

22:43 | 05/05/2021

Mỹ Hầu Vương giả cũng là yêu quái. Tại sao Mỹ Hầu Vương giả lại được sinh ra? Đây là một thiên cơ khác được tiết lộ trong ‘Tây Du Ký’…


Theo Epoch Times

Vì sao Mỹ Hầu Vương giả lại sinh ra?

Lúc nhỏ xem “Tây Du Ký”, bản thân không hiểu được ý nghĩa của phần Mỹ Hầu Vương thật giả. Sau khi Tôn Ngộ Không đánh chết hai tên cường đạo, tiếp đó lại đánh chết nhóm cường đạo của con trai nhà họ Dương, gia đình này từng cung cấp cơm chay khi thầy trò đi ngang qua. Ngộ Không bị đuổi về Hoa Quả Sơn, trên đường đi còn chạy tới chỗ Quán Thế Âm kể khổ. Sau này xem đến đoạn Mỹ Hầu Vương Thật giả, tôi đột nhiên hiểu ra, Mỹ Hầu Vương giả kỳ thực chính là do ý niệm hung ác tranh đấu sinh ra lúc hậu thiên mà thành.

Ngộ Không giả còn đánh Đường Tăng bất tỉnh, đoạt lấy hành lý, hơn nữa còn tự tạo ra nhóm người đi thỉnh kinh. Nó quay về Hoa Quả Sơn biến mấy con khỉ thành Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Mã để tạo thành một nhóm người giả mạo. Kỳ thực trong phần Tôn Ngộ Không trừ yêu nước Ô Kê, Đường Tăng cũng từng bị yêu quái giả mạo. Thật giả rất khó phân biệt. Tôn Ngộ Không thật và giả đánh nhau đến ngàn hiệp vẫn không phân thắng bại, hình hài giống nhau như hai giọt nước nhưng tâm tính lại khác nhau. Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng, các Thần Tiên trên trời, Quán Âm Bồ Tát cũng không thể phân biệt được. “Chân ngã” đọ sức với “giả ngã”, cuối cùng khi đối mặt với Phật Tổ Như Lai, cái giả ngã đó mới bị tiêu trừ.

Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm sống, mỗi người đều mang trong mình sự ích kỷ cùng các dục vọng khác nhau, những thứ này sẽ tạo ra sinh mệnh vị tư giả dối. Nếu để sinh mệnh này phát triển lớn lên, nó sẽ chiếm hữu thân thể và tư tưởng, đồng thời thay thế bản tính chân thật của con người. Mà tu luyện chính là diệt trừ đi cái sinh mệnh giả mạo này, khôi phục lại bản tính chân thật của con người lúc ban sơ.

Các loại ma như: ma men, ma thuốc phiện, ma cờ bạc, quỷ keo kiệt, quỷ sắc dục, ma túy, ma lạm dụng tình dục trẻ em… Những thứ ma quỷ này không phải được hình thành từ khi con người mới chào đời. Bởi vì con người cho rằng những loại hành vi này mang đến sự thỏa mãn khoái hoạt, cho rằng nó là tốt nên không bỏ đi được. Khi những thói hư tật xấu hình thành từ những ham muốn ích kỷ đạt đến một mức độ nào đó, nó sẽ hình thành sinh mệnh và điều khiển hành vi của con người để làm thỏa mãn ham muốn của nó, từ đó con người sẽ đánh mất đi bản tính chân thật của mình.

Nội dung truyện thần thoại và những câu chuyện tu luyện được kể lại trong văn hóa truyền thống thường có tồn tại hiện tượng thật thật giả giả, khích lệ người tu luyện loại bỏ sinh mệnh giả này, quay về với bản tính chân thật lúc tiên thiên. Ví dụ như trong các tác phẩm ‘Tế Công truyện’, ‘Bát Tiên quá hải’, ‘Hồng lâu mộng’… đều có ghi lại. Trong ‘Hồng lâu mộng’ có ghi lại rằng, Giả Phủ giàu có là vậy nhưng cuối cùng tài sản cũng bị tịch thu hết, mọi thứ đều trở thành hư ảo. Còn đối với lão gia tử họ Chân xuất gia từ rất sớm thì nhìn nhận rằng phản bổn quy chân mới được coi là ý nghĩa chân chính của đời người.

Sau khi Mỹ Hầu Vương giả bị tiêu diệt, Đường Tăng lại đồng ý để Ngộ Không đi Tây Thiên thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không từng đánh chết nhiều cường đạo như vậy, tại sao Phật tổ Như Lai và Quán Âm Bồ Tát lại để Đường Tăng đồng ý cho Ngộ Không đi cùng? Làm vậy chẳng phải là cho phép Ngộ Không đánh chết cường đạo? Ở đây, tác giả bài viết cho rằng, có lẽ Phật Tổ cùng Quán Âm bồ tát biết trước được rằng Ngộ Không sẽ tu đắc chính quả, những sinh mệnh bị đánh chết đó sẽ được tái sinh trong thế giới của Ngộ Không. Đương nhiên là, Đường Tăng giống như ngọn đèn chỉ đường, ông không thể phạm phải việc sát sinh được.

Có người hỏi: Hòa thượng không làm ăn gì, chỉ biết đi khất thực, ăn đồ bố thí của người khác. Người tu luyện chính là tu bỏ những thứ giả và các nhân tố bất hảo, thành tựu quả vị cá nhân. Họ đâu có cống hiến gì cho xã hội? Kỳ thực, cái lý của người tu nằm ở vị trí cao hơn, việc giáo hóa chúng sinh không chỉ giúp nâng cao văn minh tinh thần mà còn giúp ổn định xã hội, hơn nữa còn cứu tế dân chúng, hóa độ và nuôi dưỡng người hữu duyên, những cống hiến này thật vô cùng to lớn. Ví dụ như, sau khi Ngộ Không dập tắt lửa ở Hỏa Diệm Sơn, sự việc này giúp cho dân chúng sinh sống ở khu vực lân cận được sống an cư lạc nghiệp.

Tôn Ngộ Không dập tắt Hoả Diệm Sơn, giúp bách tính an cư lạc nghiệp.

Có người nói, Hỏa Diệm Sơn vốn là do Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung gây họa, đạp đổ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân khiến cho mấy viên gạch bị rơi xuống trần gian, mang tai họa cho bách tính. Đúng vậy, đây cũng là kịch bản sinh mệnh của Đường Tăng, sớm sắp đặt mọi việc tu hành trong tương lai của ông. Cho nên, sau khi Hỏa Diệm Sơn được dập tắt, người đốt lò ở cung Đâu Suất trở thành Thổ Thần trông coi Hỏa Diệm Sơn được trở về trời. Ngộ Không đến mượn quạt của Thiết Phiến công chúa phải chịu khổ 3 lần, coi như đã trả hết tội nghiệt đã nợ. Ương ngạnh cố chấp, Ngưu Ma Vương cuối cùng cũng bị Tam Thái Tử thu phục, bắt đi Tây Thiên hỏi tội. Sự việc này cũng coi như Ngộ Không đã loại bỏ giao ước với ma giáo trước đó 500 năm. Đồng thời sự việc còn giúp ân xá cho Thổ Thần trở về thiên đình, trả lại pháp bảo cho Thái Thượng Lão Quân. Hết thảy đều đắc thiện quả, đây chính là nhân quả thiện báo mà Phật gia giảng.

Sự coi trọng chính nghĩa của Ngộ Không

Sau đó, Đường Tăng và đoàn tùy tùng đến nước Tế Trại. Khi tìm ra tên trộm lấy đi viên xá lợi tại chùa Kim Quang là Vạn Thánh Long Vương cùng con rể ông ta là Cửu Đầu Trùng, cuối cùng các hòa thượng tại ngôi chùa này cũng đã được giải oan. Vạn Thánh Long Vương là bạn thân của Ngưu Ma Vương. Lũ tiểu yêu mà hắn phái tới đi tuần ở bảo tháp trong chùa Kim Quang đã khai ra người lấy trộm bảo vật. Tôn Ngộ Không đã hành động trượng nghĩa, giúp nước Tế Trại tìm về bảo vật, đương nhiên đây không phải là tham dự vào tranh đoạt lợi ích, lại càng không phải làm chính trị. Ngoại trừ vì công lý, Ngộ Không chủ yếu là muốn cứu những hòa thượng chùa Kim Quang đang chịu hàm oan.

Trong một số trận đại chiến, Ngộ Không chủ yếu là tiêu diệt những kẻ hành ác, cứu lấy chúng tăng tại chùa Kim Quang, cuối cùng vợ của Vạn Thành Long Vương đã bị khóa xương quai xanh, phải thực hiện việc quét chùa như một người hầu. Như vậy có thể thấy, vợ của Long Vương tuy không tham dự vào việc hành ác nhưng bà lại im lặng không lên tiếng can ngăn khi biết rõ sự tình. Tội của bà không đáng phải chết, nhưng lại dung túng cho người thân hành ác nên cũng phải chịu liên lụy.

Điều này gợi nhớ đến việc nếu như sau khi Trời diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đối với tất cả những người làm ngơ để kẻ ác bức hại người lương thiện, tội tuy không đáng chết nhưng nghiệp cũng đã tạo ra và họ nhất định phải trả quả. Các học viên tu luyện Pháp Luân Công khuyên con người tam thoái, thoát khỏi các tổ chức đảng đoàn đội của ĐCSTQ để tránh bị liên lụy. Điều này cũng rất dễ hiểu.

Trong suốt 20 năm nói sự thật cho con người thế gian biết, các học viên Pháp Luân Công chỉ nhắc đến 2 điều: Một, ĐCSTQ là thứ hại người. Hai, Pháp Luân Công không ép cải biến con người mà chỉ khích lệ mọi người bỏ ác theo thiện, không làm bạn với ĐCSTQ. Lời họ nói có đạo lý hay không, mọi người có thể tìm hiểu lại sự thật lịch sử và lặng lẽ tự hỏi bản thân thì sẽ tìm được câu trả lời. Mặc dù vậy, khi họ khuyên người Trung Quốc tam thoái, nhìn từ phương diện điều lệ đảng và hiến pháp mà nói thì cũng là hợp tình hợp lý và hợp pháp. Bởi vì điều lệ đảng và hiến pháp đều quy định người Trung Quốc có quyền tự do thoái xuất khỏi đảng, tự do lựa chọn tín ngưỡng. Các học viên Pháp Luân Công cũng đang dựa trên quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng mà nói lên sự thật về cuộc bức hại, họ cũng là đang bảo vệ quyền cơ bản của con người. Sao họ lại có thể vì thế mà bị hãm hại chứ? Quyền cơ bản của con người cũng là những giá trị chung phổ quát trên toàn thế giới, nếu như không được bảo vệ thì chẳng phải nhân loại sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn?

Các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng, đối với con người mà nói thì có trăm điều lợi mà không có chút hại nào. Cổ nhân tu luyện đã để lại câu nói này: “Người xuất gia không nói dối”. Người tu luyện chỉ nói sự thật, làm việc thiện. Đây là tổng kết về những điều bản thân hiểu được trên con đường truy tìm chân lý cõi nhân sinh. Những lời của họ đều là lời chân thật chứa đầy đạo lý. Tuy vậy, người có cảnh giới tư tưởng khác nhau sẽ lĩnh hội được nội hàm thâm sâu khác nhau. Do đó, khi đọc ‘Tây Du Ký’, càng đọc lại càng thấy thấm thía, càng đọc càng thấy tư tưởng thâm sâu, càng thấy rõ ý nghĩa chân thực của đời người, quả là không có điểm nào nói quá lên.

Tôn Ngộ Không phù thiện diệt ác, cũng như các học viên Pháp Luân Công khuyên người Trung Quốc thoái ĐCSTQ, là cứu độ chúng sinh, không phải là làm chính trị (Ảnh ghép minh hoạ).

Thầy trò Đường Tăng thoát khỏi núi gai góc rậm rì, qua khỏi miền dây leo chằng chịt, mong sớm ngày đến được Linh Sơn. Có lẽ bởi vì quá nóng vội nên Đường Tăng mới bước vào chùa Lôi Âm bái lạy yêu quái giả dạng Phật Tổ, khiến Ngộ Không gặp khó nạn. Tại đây, yêu quái cản đường chính là Hoàng Mi lão quái, nó nói rất rõ rằng: “Muốn đến Tây Thiên cần vượt qua cửa ải này”. Thật sự là, sau khi vượt qua được quan ải này, Đường Tăng mới có thêm sự đề cao. Còn các lộ Thiên Tướng tới trợ giúp, cuối cùng cũng vẫn phải đợi tới khi Đông Lai Phật Tổ đến nghĩ cách thu phục yêu quái, một đoàn người mới được cứu thoát.

Tiếp đến, thầy trò Đường Tăng đến núi Thất Tuyệt gặp và tiêu diệt yêu tinh đại mãng xà đầu đỏ. Tại đây, Bát Giới đi theo Ngộ Không diệt trừ yêu quái nhưng không trợ giúp được mấy. Thế nhưng tại chỗ đường núi đầy gai và hẻm Hi Thị, hai chỗ này đều nhờ vào Bát Giới mở đường, cả đoàn mới có thể đi qua.

Sau khi qua cửa ải Hoàng Mi lão quái, giết chết con đại mãng xà đầu đỏ, Ngộ Không đến xem bệnh cho quốc vương nước Chu Tử. Đến đây, Ngộ Không đã luyện thành công năng xem bệnh, nói cách khác là bản sự của Hành Giả không còn thấp nữa. Tuy nhiên, người tu luyện đến cấp độ như thế nào mới có thể nửa đường đi đã có thể chữa bệnh? Hơn nữa điều cơ bản trong điều trị bệnh là nhìn thấu nguyên nhân, từ đó tiêu trừ đi. Ngộ Không vì trị bệnh cho quốc vương nước Chu Tử mà diệt con yêu quái Tái Thái Tuế gây bệnh. Tại sao lại như vậy?

Trên đường đến Tây Thiên, Tôn Ngộ Không không chỉ giết chết nhiều yêu quái gây hại mà còn trợ giúp thế nhân làm nhiều việc tốt. Tại nước Chu Tử, Hành Giả nhận thấy vị quốc vương cũng là một minh quân, đáng để giúp đỡ. Do vậy Hành Giả đã bỏ chút sức lực trị bệnh trừ yêu, cứu hoàng hậu về cho quốc vương, giúp nước Chu Tử khôi phục lại sự bình an yên ổn.

Đường Tăng làm sao thoát khỏi lưới tình?

Ở đầu hồi thứ 74 “Trường Canh truyền báo ma hung dữ, Hành Giả ra tay trổ phép tài” trong ‘Tây Du Ký’ có viết:

“Sa Môn tu luyện thường xuyên
Quên tình cắt dục là thiền đó thôi.
Sửa ý tứ, tâm chẳng rời
Bụi trần chẳng nhiễm, trăng ngời lung linh.
Tu trì tiến bộ tăng nhanh
Công quả viên mãn ấy thành đại tiên”.

Những câu mở đầu này được viết sau khi thầy trò Đường Tăng xông vào động Bàn Tơ, đánh chết yêu tinh rết nhiều mắt. Ở đây có thể thấy rằng thân xác người phàm chứa đầy tình dục. Với tư cách là người tu luyện, đôi khi cũng phạm phải sai lầm. Ví dụ như Bát Giới đùa giỡn với nhện tinh, biến thành cá để tắm cùng chúng. Sự việc này không chỉ khiến thầy trò Đường Tăng tự tìm khổ nạn mà còn hại mọi người trúng độc bị bắt.

Đường Tăng bị lạc vào hang ổ của bảy yêu tinh nhện, tượng trưng cho “thất tình”.

Trạng thái của các vị Thần Tiên là thanh tĩnh vô vi, không nhiễm bụi trần, ý chí kiên cường, thanh tỉnh, từ bi. Muốn đạt được những điều này, người tu luyện cần phải “cắt đứt lưới dục, nhảy ra khỏi ngục tình”, bỏ đi thân thể mang thú tính thì mới đạt được. Trong ‘Tây Du Ký’, tình thường xuyên xuất hiện, tơ leo chằng chịt nhìn không rõ. Như nhành hoa mai tinh trong rừng gai, nhện tinh trong động bàn tơ. Người si tình thường chủ động phạm phải sai lầm đi gây họa, bị yêu tinh bắt được và kiểm soát. Vì vậy, đây không phải nói là Phật không từ bi, nếu con người không chủ động sửa chữa sai lầm thì Thần Phật cũng không thể giúp được.

Thầy trò Đường Tăng trước sau đều khó qua cửa. Yêu tinh rết nhiều mắt và 7 yêu tinh nhện động Bàn Tơ có quan hệ anh em thân thiết với nhau như răng với môi, mà hai loài yêu tinh này cũng được ví von như tình với dục, đều rất độc hại, người dính phải thì chỉ tìm đường chết. Giống như một người tu luyện chấp trước vào tình và dục thì nó sẽ mang đến sự phá hoại rất lớn. Nếu không nhờ Ngộ Không nỗ lực hết sức thì con đường đi thỉnh kinh của Đường Tăng chắc chắn sẽ dang dở.

Đường Tăng đã ăn trái nhân sâm, chiến thắng Bạch Cốt Tinh, hẳn là thân thể đạt đến trường sinh bất tử. Vậy vì sao mà ông còn bị trúng độc, còn lo lắng đến an toàn tính mạng? Trong Phật giáo giảng vứt bỏ thân xác thịt con người. Trên thực tế, sinh mệnh của Đường Tăng đã được trường sinh rồi. Chỉ là tại các không gian khác nhau có các thân thể khác nhau. Trong tầng vật chất thân thể người chưa được tu luyện tốt nên mới phát sinh tình huống gặp tai nạn và quan ải.

Tất nhiên, thoát ra khỏi dục vọng không phải là điều dễ dàng. Khi yêu ma tình sắc cám dỗ con người, chúng luôn xuất hiện với hình dáng đẹp đẽ để mê hoặc. Nếu không như vậy thì người tu luyện không phải trải qua cảnh tượng dục vọng dụ dỗ hết lần này lần khác, tâm muốn quay đầu thách thức nó. Trong ‘Tây Du Ký’, khi chuột tinh biến thành cô gái trẻ lừa cầu cứu Đường Tăng nhốt xuống ông động không đáy, Ngộ Không đã nói rõ thiếu nữ đó là yêu quái biến thành cho Đường Tăng biết, nhưng ông vẫn không đành lòng, mấy lần muốn quay đầu lại cứu nó, cuối cùng còn dẫn yêu tinh đến chùa, khiến nhiều tăng nhân bị chuột tinh làm hại.

Người tu luyện tại thế tục hình thành dục niệm, tạo nghiệp, quan niệm và thói quen không tốt, cùng với những an bài tiêu cực trong cuộc sống, tất cả những yếu tố này tạo thành “cái tôi giả” khống chế, điều khiển các giác quan, chi phối ý nghĩ cũng như hành vi của người tu. Nếu như muốn diệt sinh mệnh này, nó sẽ thống khổ cầu xin: “Như vậy thì cuộc sống còn có gì vui nữa chứ? Chẳng bằng chết đi cho rồi”. Không cảm thấy thỏa mãn sẽ thấy thống khổ, nó dần dần chết đi. Muốn loại bỏ cái tôi giả này, người tu luyện phải có một ý chí kiên cường, kiên nhẫn bước đi, sau khi cái tôi giả bị tiêu diệt thì bản ngã chân chính mới hiển lộ, mới thấy được cảnh giới tươi đẹp thật sự.

Hồi 93 “Vườn Cấp Cô hỏi cổ bàn nguồn, nước Thiên Trúc chầu vua được vợ” của ‘Tây Du Ký’, đoạn mở đầu viết: “Khởi niệm là liền có ái, dậy tình ắt sẽ sinh tai … Thanh tịnh trong veo sạch bụi trần, chính quả siêu thăng lên thượng giới”. Tại nước Thiên Trúc, Đường Tăng gặp thỏ ngọc tinh biến thành công chúa cưỡng bức kết hôn. Sau khi quốc vương biết được chân tướng liền khóc than: “Công chúa thật đang ở đâu rồi?” Tôn Ngộ Không đáp: “Khi công chúa giả mất thì công chúa thật sẽ tự nhiên xuất hiện”. Từ “tự nhiên” này dùng rất đúng. Trong tu luyện mà nói, loại bỏ hết những thứ giả hình thành trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bản tính tự nhiên sẽ làm chủ thân thể, đây là sự thật. Đương nhiên, trong tiểu thuyết, Tông Ngộ Không đã cứu được công chúa thật sự và giấu tại chùa Bố Kim, để minh chứng cho điều gọi là “phản bổn quy chân”. Tiểu thuyết đúng là tiểu thuyết, nửa úp nửa mở, hư hư thực thực.

Thật là “Mộc tịnh ân ba về bản tính, xuất ly kim hải ngộ chân không”.

 

Theo Epoch Times

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”