Top 9 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc được cả thế giới thán phục

9:04 | 07/08/2019

Người Trung Quốc từ xa xưa đã có những phát minh làm thay đổi thế giới và nhiều phát minh vẫn được sử dụng đến tận ngày nay.


1. GIẤY

Trước khi phát minh ra giấy, con người chỉ biết ghi chép lại các văn tự trên đá, đất sét hay thẻ tre.Việc phát minh ra giấy có một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại. Nó giúp truyền bá và lưu giữ văn hóa, tri thức, tư tưởng, lịch sử,…

Trước khi có giấy con người thường sử dụng da động vật, thẻ tre hoặc khắc trên đá,… những việc này thường tốn công và việc vận chuyển, truyền bá thông tin gặp rất nhiều khó khăn.

Từ những năm 105 SCN kỹ thuật làm giấy đã xuất hiện tại Trung Quốc nhưng Thái Luân – một thái giám (50 – 121) đã cải tiến cách làm giấy dựa trên kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán thì đây mới thật sự là một cách mạng.

Tuy nhiên mãi đến năm 750 kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến Samarkand qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh. Sau đó giấy được sử dụng rộng rãi và truyền tới châu Âu vào thế kỷ 12.

2. RƯỢU

Khoảng đầu thế kỷ thứ III TCN, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất.. Không lâu sau đó, rượu ra đời.

Bằng chứng xác thực nhất là vào năm 2013, một mảnh gốm có niên đại 9.000 năm tuổi đã được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho thấy sự người Trung Quốc đã biết đến rượu 1000 năm trước khi các cư dân của bán đảo Ả Rập biết ủ rượu.

Rượu thời phong kiến được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, ngoài sử dụng như một vật phầm cúng tế Trời Đất hay tổ tiên, rượu có nồng độ cồn 4-5% được tiêu thụ như một loại đồ giải khát và phổ biến trong xã hội.

3. LA BÀN

La bàn là công cụ dùng để xác định phương hướng hiệu quả và chính xác bậc nhất, hiện nay là bàn vẫn được sử dụng rộng rãi. Ít ai biết rằng la bàn có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc trong khoảng khoảng thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 1 SCN.

La bàn được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực phong thủy ở thời xa xưa. Những la bàn cổ sẽ dùng đá từ tính thay vì nam châm như hiện đại. La bàn đầu tiên được gọi là “kim chỉ Nam” vì hướng Nam là hướng của vua chúa. Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải, sau đó qua các tàu buôn, la bàn dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi đến tận ngày nay.

4. ĐỒNG HỒ CƠ KHÍ

Nguyên mẫu của các loại đồng hồ cơ khí ngày nay cũng đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Người tạo ra nó là một nhà sư tên Yi Xing. Ông đã giới thiệu mô hình chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên vào năm 725 SCN.

Theo mẫu thiết kế đồng hồ của nhà sư này, nước nhỏ giọt xuống sẽ vận hành một bánh xe lớn, bánh xe này sẽ xoay một vòng tròn đầy đủ trong một ngày – 24 giờ.

Tuy nhiên cũng phải mất hàng trăm năm sau đó, kỹ sư Tô Tụng (1020-1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, khoảng 200 năm trước khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.

5. MÁY PHÁT HIỆN ĐỘNG ĐẤT

Dù không phải là người đầu tiên phát minh ra đơn vị đo động đất nhưng người Trung Quốc lại phát minh ra công cụ đo động đất đầu tiên trên thế giới. Theo các ghi chép thì Chang Heng (78 – 139) vào thế kỷ thứ 2 là người đã phát ra máy đo động đất đầu tiên với công dụng là xác định phương hướng của trận động đất.

Các nhà khoa học sau này đã chế tạo lại thành công lại thiết bị này theo các ghi chép để lại, Kết quả là nó cho độ chính xác không kém bất cứ thiết bị hiện đại nào. Được biết, ở châu Âu, phải đến năm 1848, người ta mới chế tạo thành công chiếc máy phát hiện động đất đầu tiên.

6. GỐM SỨ

Đồ sứ là một phát minh vĩ đại khác vào thời Trung Hoa cổ đại. Được biết, đồ sứ xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN) với gốm sứ men tro, gốm men ngọc.

Đên triều đại nhà Đường (618 – 906) thì gốm sứ phát triển mạnh. Đến thời nhà Tống (960 – 1279) công nghệ sản xuất đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ về độ tinh xảo, kiểu dáng, hoa văn, các loại men và kỹ thuật chế tác.

Các sản phẩm gốm sứ của Trung Quốc thường được các bậc vua chúa và quan lại sử dụng, sau đó được phổ biến đến châu Âu qua Con Đường Tơ Lụa. Cho đến ngày nay gốm sứ Trung Quốc đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng được thương mại hóa và xuất khẩu trên toàn thế giới.

Người Trung Quốc từ xa xưa đã có những phát minh làm thay đổi thế giới và nhiều phát minh vẫn được sử dụng đến tận ngày nay.

7. RÈN SẮT

Các bằng chứng khảo cổ phát hiện được cho thấy kỹ thuật rèn sắt đã được phát triển ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 5 TCN vào thời nhà Chu (1050 TCN – 256 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, những cuộc chiến tranh phe phái đã tạo điều kiện cho ngành này phát triển nhanh chóng. Đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), triều đình đã độc quyền ngành rèn sắt này và sau đó đạt đến một trình độ điêu luyện về rèn luyện vũ khí và đồ gia dụng.

Thông qua thương mại và di cư, kỹ thuật rèn sắt được truyền bá tới các nước lân cận và dần trở thành một thứ quan trọng không chỉ trong quân sự mà cả trong sản xuất công cụ sử dụng thường ngày.

8. TƠ LỤA

Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 trước công nguyên. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á.

Tơ lụa cũng là món hàng nổi tiếng và được ưa chuộng bậc nhất, thậm chí có cả một “Con đường tơ lụa” nhằm đưa tơ lụa từ Trung Quốc tới châu Âu và châu Phi.

Tơ lụa đã được phát hiện tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều ở Huyện Hiến, Trung Quốc – nơi phát hiện được một cái vỏ kén tằm bị cắt đôi, có niên đại khoảng 4.000 đến 3.000 năm TCN.

Ngày nay tơ lụa là mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

9. THUỐC SÚNG

Đây là phát minh nổi tiếng bậc nhất của người Trung Quốc cổ đại. Theo các truyền thuyết để lại thi thuốc súng vô tình được các đạo sĩ chế ra khi luyện đan để pha chế thuốc trường sinh cho Vua chúa. Họ đã trộn các nhân tố lưu huỳnh, than củi, và diêm tiêu. Hỗn hợp ba chất này cháy rất mạnh, chính vì vậy người ta còn gọi hỗn hợp này là “hoả dược”.

Nhưng ghi chép đầu tiên mô tả về thuốc súng xuất hiện vào năm 1044 và phát minh này đã ra đời từ trước đó. Thời đó thuốc súng chủ yếu để làm pháo hoa và pháo hiệu chứ chưa được sử dụng trong quân sự. Họ trộn các kim loại vào thuốc súng và tạo nên pháo hoa nhiều màu sắc.

 

Theo Trí Thức Trẻ

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Tọa đàm “Ứng dụng xu hướng thực dưỡng và tiện lợi vào sản phẩm của doanh nghiệp” – Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”

Đà Nẵng và triển lãm mỹ thuật “Nắng Tháng 4”