(Thị xã Hương Thủy) Thừa Thiên Huế: Bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

11:18 | 13/05/2021

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (gọi là thẻ đỏ) là việc làm đã được quy định trong luật đất đai, và đây là quyền của công dân. Trách nhiệm của đơn vị quản lí là đo đạc, xác định ranh giới, nguồn gốc của đất và tài sản trên đất. Đa số các trường hợp được cấp thẻ đỏ là do đất khai hoang đã sử dụng thời gian lâu dài. Không có tranh chấp và không nằm trong quy hoạch tổng thể. Việc cấp đất được thực hiện khi đã đủ các điều kiện. và điều kiện như thế nào lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thanh tra tỉnh đã có văn bản số 418/TTr-VP ngày 6/5/2021 cùng đơn khiếu nại của công dân ngày 27/4/2021 yêu cầu chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) kiểm tra và báo cáo theo quy định.

Đất ở đây người dân đã khai hoang, sử dụng thời gian lâu dài. Không có tranh chấp và không nằm trong quy hoạch tổng thể.

Ngày 12 /5 2021, tại khu vực xảy ra tranh chấp đất ở khu vực Hố Chàng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy. Trung tâm đo đạt của thị xã Hương Thủy và địa phương đã mời các gia đình liên quan đến vụ tranh chấp đất sản xuất tại đường đi vào sân Gôn Huế. Đó là Ông Lê Sơn Hà và lê Quý Kệ cùng ở phường Thủy Dương. Theo đơn ông Lê Quý Kệ yêu cầu đo đạc lại và vì sao ông Lê Sơn Hà lại được cấp đất bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016. Trong khi đó toàn bộ khu vực đất ở đây đều do các ông Lê Quý Kệ, Lê Thị Chanh, Phạm Chương, Trần Thị Dùng, Trần Mau, Tống Kính, lê Quý Quang là những người được giao đất sản xuất từ những năm 1975 hoặc đất do canh tác trước đó như đất của Ông Lê Quý Kệ do cha ông Kệ là Lê Quý Cận khai hoang và  canh tác,  đất của ông Tống Kính là do ông Tống Vận, cha đẻ Ông Kính canh tác từ trước giải phóng. Ông Lê Sơn Hà chỉ mới nhận khoán nuôi cá của HTX Thủy Dương cách đây chưa đầy chục năm.

Một quả đồi bị các đối tương khai thác đất trái phép ở Hố Chàng, phường Thuỷ Dương.

Phường Thủy Dương là địa bàn giáp ranh thành phố Huế, có nhiều trường hợp được cấp đất và bán đất một cách nhẹ nhàng nhưng lại có nhiều người ca thán vì không thể làm giấy chứng nhận thẻ đỏ này. Đơn cử như ở khu vực sân gôn Thủy dương, nhiều hộ gia đình xin được làm thẻ đỏ thì bị từ chối vì đất nằm trong quy hoạch sân gôn hoặc vùng quy hoạch cây xanh, đường giao thông…quy hoạch chờ…nhưng lại có người được cấp không chỉ một mảnh đất mà còn nhiều mảnh đất với diện tích lên đến hàng chục ngàn mét vuông. Gia đình ông Lê Sơn Hà ở Tổ 4, phường Thủy Dương là một điển hình, cũng như nhiều người dân khác ở khu vực này ông có nhận canh tác, nhận khoán một số diện tích của HTX nông nghiệp và đến năm 2016 ông đã hoàn thành hai tấm thẻ đỏ tại khu vực đồi Chuồng Bò, xứ Thanh Dạ và Hố Môn đến năm 2018 ông đã chuyển nhượng cho hai ông Văn Viết Nghĩa và Nguyễn Trung Kiên ở thành phố Huế với diện tích khoảng hơn 1 ha, tương đương 10 ngàn mét vuông ở khu vực Hố Chàng. Trong khi đó, địa chỉ trên hai mảnh thẻ đỏ này cách xa Hố Chàng hàng km…và đã được chuyển giao, thay đổi mục đích sử dụng vào  ngày 28 tháng 4 năm 2021, là cải tạo đất để canh tác trồng cây lâu năm, nhưng thực tế là san mặt bằng thật bằng phẳng như để chia lô bán nền chờ thời cơ khi sân gôn đi vào hoạt động.

Người dân đặt câu hỏi: Vì sao hàng chục hộ dân canh tác ở đây từ những năm trước và sau năm 1975, từ tự canh phá đến được chia đất từ đội sản xuất và sau đó là HTX Nông nghiệp nhưng khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng và làm thẻ đỏ thì lại bị từ chối với lí do hết sức thuyết phục là đất đã nằm trong dự án quy hoạch sân gôn và mục đích khác như cây xanh, đường giao thông…Trong khi đó ông Lê Sơn Hà lại nghiễm nhiên đến dễ dàng  được cấp đến hàng ngàn mét vuông đất trong đó có nguyên cả diện tích của gia đình ông Tống Kính ( Vốn khai hoang, canh tác từ trước năm 1975)  và chuyển nhượng với số tiền hàng tỷ đồng, cùng một loại đất, cùng một khu vực nhưng người thì làm được thẻ đỏ, người thì không thể làm là vấn đề đặt ra, gây thắc mắc, điều tiếng tiêu cực trong cộng đồng là điều tất yếu.

Bà Lê Thị Chanh bức xúc trình bày với Phóng viên.

Việc thứ hai là hai người mua đất từ thành phố lại cho san ủi cả quả đồi rất bằng phẳng mới nhìn vào ai cũng đều nghĩ rằng đây là san lô bán nền hoặc định hướng làm một dịch vụ nào đó ăn theo hoạt động của sân Gôn.

Để đảm bảo công bằng và giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn dân cư, tránh khiếu nại khiếu kiện kéo dài. Mong rằng UBND phường và thị xã Hương Thủy cùng các ngành có giải pháp tối ưu, như cho đo vẽ lại diện tích xác định mốc ranh giới và thu hồi thẻ đỏ đã cấp. tổ chức họp lấy ý kiến của người dân có liên quan đến khu vực này.

 

                                                Nguyễn Phước – Trường Thành

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội