Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử của Thiền sư Pháp Loa

22:14 | 11/12/2020

Hội thảo khoa học được tổ chức nhằm mục đích nghiên cứu, thảo luận, làm rõ hành trạng, sự nghiệp tu hành và vai trò, vị trí của Thiền sư Pháp Loa trong Phật giáo Trúc Lâm đời Trần và Phật giáo Việt Nam nói chung; Thiền học của đệ Nhị tổ Pháp Loa; khai thác và phát huy những giá trị và sự gợi mở từ sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa nói riêng, Phật giáo Trúc Lâm nói chung đối với đời sống đương đại.


Nhân kỷ niệm 690 năm Đệ nhị Tổ Pháp Loa viên tịch, ngày 11.12, tại thị xã Đông Triều, Đại học Quốc gia Hà Nội (trực tiếp là Viện Trần Nhân Tông) chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo khoa học “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, thiền học và dấu ấn lịch sử – kỷ niệm 690 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch”.

Thiền sư Pháp Loa (1284 – 1330), tục danh là Đồng Kiên Cương, là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Với 47 năm trụ thế, 26 năm tu đạo – hành đạo, Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và phát triển sự nghiệp mà Sơ tổ Trúc Lâm – Phật Hoàng Trần Nhân Tông tạo lập, góp phần quan trọng hoằng dương Phật pháp, phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Hội thảo khoa học “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, thiền học và dấu ấn lịch sử – kỷ niệm 690 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch” được tổ chức nhằm nghiên cứu, thảo luận, làm rõ hành trạng, sự nghiệp tu hành và vai trò, vị trí của Thiền sư Pháp Loa trong Phật giáo Trúc Lâm đời Trần và Phật giáo Việt Nam nói chung; thiền học của đệ Nhị tổ Pháp Loa; khai thác và phát huy những giá trị và sự gợi mở từ sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa nói riêng, Phật giáo Trúc Lâm nói chung đối với đời sống đương đại.

Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo đã nhận được gần 100 bài tham luận từ các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà trí thức Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các đơn vị khoa học trên cả nước. Các bài tham luận đã đi sâu vào các nội dung thuộc chủ đề Hội thảo, cung cấp thêm những cách tiếp cận mới, tư liệu mới, nhận thức – đánh giá mới về sự nghiệp, di sản, vai trò, ảnh hưởng của Thiền sư Pháp Loa nói riêng, Thiền phái Trúc Lâm nói chung đối với quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai. Nhiều bài tham luận không chỉ đề xuất quan điểm, giải pháp bảo tồn, quảng bá các di sản, di tích liên quan đến Thiền sư Pháp Loa, các giá trị di sản tư tưởng – văn hóa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mà còn tư vấn, kiến nghị chính sách khai thác, phát huy nguồn lực lịch sử – văn hóa đặc sắc, phục vụ phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, văn hóa – con người của địa phương.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn khẳng định, năm tháng tại dương gian học tập tu thiền và hoằng dương Phật pháp không dài, nhưng Thiền sư Pháp Loa đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung.

“Nói tới Pháp Loa, người ta nhắc tới một nhà tu hành chứng đắc, có tổng kết và truyền thụ kinh nghiệm tu tập cho các thế hệ học trò. Ông là một biểu tượng quy tụ, truyền đăng tục diệm, phát triển Phật giáo Trúc Lâm, một khâu truyền thừa quan trọng và xuất sắc làm phát triển Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam nói chung, góp phần làm nên những đỉnh cao của Phật giáo đời Trần. Ông kế thừa và phát triển thiền Trần Nhân Tông, làm cho những tinh thần và ý tưởng của Trần Nhân Tông rạng tỏa và phát triển nó, cả hai phương diện kế khai đều xuất sắc” – PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện trưởng Trần Nhân Tông phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: “Những di sản của Đệ nhị tổ trong sự nghiệp hoằng truyền chính pháp điều hành và phát triển Giáo hội Trúc Lâm thế kỷ XIII vẫn là bài học còn nguyên giá trị cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hội thảo ngày hôm nay chính là giúp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát huy những giá trị của sư tổ, của Phật giáo Trúc Lâm, một dòng thiền đặc sắc của Việt Nam”.

Sự nghiệp của Đệ nhị tổ Pháp Loa gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng.

Giáo sư Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang cho biết: “Sự nghiệp của Đệ nhị tổ Pháp Loa gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng. Pháp Loa đã thành lập Quỳnh Lâm Viện với các kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh vào năm 1317 trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ. Đây có thể coi là Trường Đại học Phật giáo đầu tiên mang tầm vóc Quốc gia của Việt Nam, đây là nơi truyền kinh giảng đạo và đào tạo đội ngũ sư tăng cho đạo Phật và tổ chức nhiều sự kiện lớn của Phật giáo. Nếu như Trần Nhân Tông là người có công quy tụ Phật giáo về một mối thì công lao to lớn của Đệ nhị tổ Pháp Loa là phát triển và lan tỏa Phật giáo đậm bản sắc Việt Nam”.

Hội thảo cũng là hoạt động thiết thực của chính quyền, các tầng lớp nhân dân, giới nghiên cứu, các nhà tu hành, thể hiện thái độ trân trọng, ghi nhận và nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị trong sự nghiệp và di sản của Thiền sư Pháp Loa nói riêng, Thiền phái Trúc Lâm nói chung, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa và con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.

 

PV

Video hay

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách