Sài Gòn sẽ không bao giờ phải đứng một mình!

12:53 | 11/07/2021

Những ngày tới, có khoảng 10 ngàn nhân sự y tế, bao gồm các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ, sinh viên tình nguyện… từ khắp cả nước sẽ tiến đến chi viện cho TP. HCM trong công cuộc đối đầu với đại dịch. Đó là “chiến dịch” chống dịch lớn nhất từ đầu mùa dịch đến nay, cũng là “chiến dịch” điều động nhân sự y tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Đội ngũ hỗ trợ cho TP. HCM lần này có quy mô lớn gấp 3 lần so với đội ngũ đã đến hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang lần trước. 

Đoàn công tác y, bác sĩ Thừa Thiên Huế sẽ lên đường chi viện cho TP. Hồ Chí Minh.
Đó là còn chưa kể đội ngũ chống dịch hỗ trợ từ Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, dân quân tự vệ, tình nguyện viên… Ước tính sơ bộ, có tới hơn 60 ngàn người sẽ tham gia đợt dập dịch lần này tại TP. HCM, một con số lớn chưa từng có.
TP. HCM, hay nhiều người vẫn gọi với cái tên ngắn gọn, quen thuộc: Sài Gòn, là thành phố lớn nhất cả nước về cả dân số và kinh tế. Đợt bùng phát lần này, có lẽ là một vết thương chí mạng vào sự hồi phục của thành phố và của cả nước.
Có nhiều người nói yêu Sài Gòn, nhưng có lẽ là họ chỉ nói mồm, họ đâu có biết rằng thành phố lớn nhất nước này và cả người dân tại đây nữa, đang phải oằn mình đối chọi với dịch bệnh. Đại dịch đã đánh gục rất nhiều các thành phố lớn trên thế giới, từ Tokyo, đến Berlin, London, New York, Singapore… chứ không phải chỉ riêng Sài Gòn. Với một người yêu Sài Gòn, sẽ không bao giờ thốt ra những lời “thượng đẳng” như “Sài Gòn dư nội lực” hay “Sài Gòn không cần cứu giúp”. Thế giới vẫn còn đang chiến đấu chống lại đại dịch, ngay cả với những nước giàu, nữa là chúng ta.
Phải mặc đồ bảo hộ vào, mới biết được rằng công việc chống dịch vất vả như thế nào. Ngay cả với đa phần chúng ta, được chứng kiến những tấm ảnh, hay thước phim ghi lại những cảnh đó, đều chỉ hiểu được một phần rất nhỏ của sự khó khăn đó mà thôi.
Khi Sài Gòn cần, những nghệ sĩ, diễn viên… làm gì? Có những nghệ sĩ trực tiếp tham gia công tác tình nguyện chống dịch, có người thì kêu gọi quyên góp, có người thì liên tục gửi lời động viên và hô hào người dân đoàn kết, hoặc chí ít ra, ngồi yên cũng là một cách chống dịch rồi. Nhưng, có người, kiểu như là sợ người ta “quên mình”, lên mạng viết những dòng chê bai, tung tin thất thiệt rồi gây mất đoàn kết.
Có bạn sinh viên Y TP. HCM nhắn cho mình, bạn ấy có làm chung chốt kiểm dịch với các bạn sinh viên Y Hải Dương. Trong khuya hôm trước, cả chốt họp bàn với nhau về việc chuẩn bị cho những ngày giãn cách sắp tới và cũng tranh thủ hỏi han nhau sau những ngày bận rộn, có bạn sinh viên Y Hải Dương mắt rưng rưng khi nhắc lại việc bị nhiều cư dân mạng “đấu tố” và phải tạm khóa mạng xã hội để tập trung chống dịch. Bạn sinh viên Y Hải Dương nói rằng, với tất cả lòng tự trọng, họ đều vào Sài Gòn với mong muốn hỗ trợ người dân, hỗ trợ thành phố, họ không đòi hỏi hay kêu than bất cứ một điều gì. Với nhiều người, đây có lẽ sẽ là chuyến đi xa nhất, dài nhất và đáng nhớ nhất trong cuộc đời của họ.
“Tối hôm đó gần 2 giờ sáng, em chỉ muốn ôm an ủi các bạn ấy thôi nhưng mà sợ vi phạm vào quy tắc phòng dịch. Bọn em hứa với nhau là sẽ làm việc hết sức mình, đưa thành phố trở lại bình thường và lúc đó bọn em sẽ ôm nhau mừng chiến thắng”.
Liệu người lớn chúng ta, khi đứng trước những đứa nhỏ đó, có đủ bao dung và hảo sàng để nhìn nhận mọi việc cho thấu đáo không? Cuộc đời này, đôi khi chính người lớn chúng ta còn không thể chiều được bản thân chúng ta, lại đi chấp mấy đứa nhỏ, mà cái sự “chấp” ấy, lại dựa hoàn toàn vào những thông tin thất thiệt. Chúng ta yêu một người, đâu phải vì họ được điểm mười? Mỗi người chúng ta đều có những mặt không ổn. Trong những giờ phút thế nào, phải chấp nhận những mặt không ổn đó, góp ý thẳng thắn và chân thành, đừng bê lên mạng xã hội làm gì, rồi từ chuyện cá nhân của mỗi người, trở thành những câu chuyện “tam sao thất bản” giữa ngàn vạn người.
Thực ra nhiều người, chỉ nhân sự việc lần này, muốn tâng bốc bản thân mình lên bằng việc hạ thấp người khác xuống.
Có nhiều người nói yêu Sài Gòn, nhưng thực ra là họ không yêu Sài Gòn đâu, họ chỉ yêu bản thân mình thôi.
Có nhiều người nói yêu Sài Gòn, nhưng họ đã, đang và sẽ làm gì vì thành phố này?
Cuộc chiến chống dịch lần này sẽ rất gian khó và để đương đầu với kẻ thù đại dịch, cần những trái tim dũng cảm, bao dung, hảo sảng. Nói vui một chút, đôi khi, mỗi người chúng ta cũng cần thử việc mặc áo mưa đi bộ giữa trưa nắng, để hiểu cái cảm giác khó khăn của những “chiến binh” chống dịch, để thứ tha hơn, để thông cảm hơn.
Trong cuộc chiến chống dịch và mãi sau này, TP. Hồ Chí Minh – hay như nhiều người vẫn quen gọi, Sài Gòn, và bất cứ tỉnh thành nào khác, đều sẽ không bao giờ phải đứng một mình.
P.V

Video hay

Cùng chuyên mục

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024