NSƯT Thanh Ngoan: Bà giám đốc 40 năm gắn bó với chèo

8:33 | 12/03/2019

Có thể ví NSƯT Thanh Ngoan như con tằm rút ruột nhả tơ, luôn mang đến cho khán giả những giai điệu say đắm lòng người.


NSƯT Thanh Ngoan sinh năm 1966, tại Thái Bình. Chị nổi tiếng với các vai diễn Phương trong “Nỗi đau tình mẹ”, vai người vợ trong “Vợ chồng cà dọc”. Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, NSƯT Thanh Ngoan đã nhận được nhiều huy chương, bằng khen tại các hội diễn toàn quốc. Hiện chị là Giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam.

Nếu gặp Thanh Ngoan ngoài đời có thể thấy chị luôn cười. Dường như đôi môi hồng đào và ánh mắt sắc dao cau của chị không có chỗ cho những nỗi buồn thường trực. Có thể ví NSƯT Thanh Ngoan như con tằm rút ruột nhả tơ, luôn mang đến cho khán giả những giai điệu say đắm lòng người.

PV: Sinh ra ở mảnh đất Thái Bình, NSƯT Thanh Ngoan đến với môn nghệ thuật chèo như thế nào?

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, có truyền thống nghệ thuật. Tôi lớn lên ở đồng quê, được nghe hát chèo, tích diễn của các cô chú trong làng, nghe đài phát thanh. 9 tuổi, tôi đã tham gia câu lạc bộ ở quê. Trong một dịp tham dự Đại hội Đảng ở huyện, thấy Nhà hát Chèo tuyển diễn viên, tôi đi thi, lọt qua 3 vòng rồi trúng tuyển vào lớp trung cấp Nhà hát Chèo Việt Nam. Đó là năm 1979, mới đó mà đã 40 năm gắn bó với nghiệp chèo.

NSƯT Thanh Ngoan sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, có truyền thống nghệ thuật. 

PV: Yêu chèo từ khi còn nhỏ, 9 tuổi học chèo, 13 tuổi đã “khăn gói quả mướp” lên Thủ đô theo học chèo. Lúc ấy NSƯT Thanh Ngoan suy nghĩ gì?

NSƯT Thanh Ngoan: Thực ra mình cũng không định hình hay hình dung được sẽ như thế nào. Chỉ biết vận động, thuyết phục gia đình cho đi học. Lúc ấy tôi rất vui vì được trúng tuyển vào Nhà hát, được khám phá một miền đất mới.

PV: Chị có thể chia sẻ về vai diễn đầu tiên trên sân khấu chèo?

NSƯT Thanh Ngoan: Đó là vai bà Sùng trong Quan âm Thị Kính, vai Đào Huế. Lúc ấy, tôi nhận được sự chỉ bảo và dìu dắt của NSƯT Xuân Mai và chỉ biết diễn hết mình.

PV: Những vai diễn đanh đá, chua ngoa đều gắn với tên tuổi NSƯT Thanh Ngoan?

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi không có được lợi thế về hình thể nhưng có chất giọng, đài từ nên hay được giao những vai diễn có tính cách. Những vai như mụ Sùng, mụ Kim hay vai Hoạn Thư có màu sắc riêng, còn tôi ở ngoài đời cũng có tính cách rất rõ ràng, dứt khoát. Từ đó, mọi người ấn tượng và thường giao cho tôi những vai diễn đó.

NSƯT Thanh Ngoan luôn cháy hết mình với nghệ thuật truyền thống.

PV: Dù sở hữu giọng hát ấm, nhưng khi diễn chị thường được giao vai đanh đá, chua ngoa trên chiếu chèo. Phải chăng cái uy trong lời nói cũng như âm vực giọng của chị không phù hợp vai đào thương?

NSƯT Thanh Ngoan: Bạn có biết là tôi hay được giao vai đào lệch, nhưng khi bước xuống sân khấu, tôi thường lồng giọng cho vai đào thương. Cho nên nói giọng của tôi vào vai đào thương không phù hợp là ko đúng, chẳng qua là thói quen. Ngoài ra, khi vào vai đào lệch, đó là những vai diễn có tố chất để người diễn viên thăng hoa, đòi hỏi sức diễn phải có uy lực. Cho nên tôi có ít cơ hội vào vai khác.

PV: Ở ngoài đời, chị có điểm gì giống với các vai diễn của chị trên sân khấu hay không?

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi là người đa cảm. Mọi người thấy tôi hoá thân vào những vai ác trên sân khấu, nhưng sống gần sẽ thấy tôi giàu tình cảm, thích chia sẻ. Các vai diễn chỉ có ảnh hưởng ở điểm, tôi là người quyết đoán, kể cả nói lớn hay nói nhỏ cũng mạch lạc, rõ ràng, nó thể hiện sức nặng ở trong cách thoại. Nhiều người hiểu lầm là mình ghê gớm, nhưng chẳng qua là ảnh hưởng của sân khấu mà thôi.

PV: Chị cân đối thế nào giữa công việc ở Nhà hát và việc gia đình?

NSƯT Thanh Ngoan: Khi còn trẻ, tôi phải đi diễn nhiều. Mọi người cũng hiểu đặc thù nghề nghiệp của mình, vắng nhà buổi tối là chuyện bình thường. Trong gia đình phải có sự chia sẻ, quan trọng là phải sắp xếp cho phù hợp với nền nếp, công việc chung. Tôi thấy việc cân bằng khá đơn giản.

PV: Những năm gần đây, có thể thấy NSƯT Thanh Ngoan không chỉ thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, mà còn tổ chức các hoạt động, giúp giới trẻ hiểu hơn về bộ môn nghệ thuật truyền thống?

NSƯT Thanh Ngoan: Trước đây, tôi tham gia Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội nghệ sĩ trẻ. Bây giờ, tôi nghiêng về việc giới thiệu các bộ môn nghệ thuật truyền thống đến khán giả trong nước và nước ngoài. Những việc này tôi làm xuất phát từ tình yêu nghệ thuật, cộng với đặc thù công việc có điều kiện đi đây đi đó, khi giới thiệu cho các kiều bào, tôi thấy họ rất yêu văn hoá Việt Nam.

Mỗi một đất nước có bản sắc văn hoá truyền thống riêng, chẳng hạn như chỉ Việt Nam mới có hát chèo, bởi vậy tôi tự hào và cố gắng để có thêm nhiều khán giả tiếp cận với nghệ thuật truyền thống.

PV: Dường như hành động đó không chỉ dừng lại ở đam mê mà còn là trách nhiệm tự thân của chị?

NSƯT Thanh Ngoan: Cá nhân mình không tự thân thì sẽ không hiểu hết được giá trị của bộ môn nghệ thuật mình theo đuổi. Phải trải qua vất vả, gian khổ thì mình mới trân trọng giá trị khi đạt được. Sự tự thân đó giúp tôi vững vàng với nghề và có được trái ngọt ngày hôm nay.

PV: Chị có thể chia sẻ về những dự định trong tương lai?

NSƯT Thanh Ngoan: Đã 7 năm nay, những dự định không còn của riêng mình Thanh Ngoan nữa mà luôn gắn với công việc của Nhà hát: biểu diễn xúc tiến du lịch, các hội diễn, dựng vở, nhận nhiệm vụ chính trị biểu diễn cho bà con ở vùng sâu vùng xa, rèn giữa thế hệ trẻ, giới thiệu các vở diễn đến du khách trong nước và quốc tế…

Hiện tôi đang đào sâu vào công việc đạo diễn, học lý luận… Tôi tập trung vào công việc dàn dựng tác phẩm, hướng dẫn các nghệ sĩ trẻ làm đúng định hướng, tư duy làm thế nào để đổi mới, đưa nghệ thuật chèo đến với công chúng, gìn giữ, bảo tồn và không làm mất đi vốn quý của dân tộc. Tôi luôn trăn trở nghệ thuật chèo làm thế nào để đối mới, thu hút được khán giả mà không mất đi bản sắc, đồng thời truyền cho thế hệ sau tình yêu nghệ thuật truyền thống./.

 

Theo VOV

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

NGHĨA TÌNH KHI HOẠN NẠN

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

“Hành trình về nguồn” ý nghĩa của Khối An ninh Nhân dân, Công an Thành phố Cần Thơ

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

HÀ TĨNH: Hơn 80 ngàn lượt du khách đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 3 lịch sử

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”

SÔI NỔI GIẢI TENNIS “AMS VÀ DROPPII”